Địa chỉ IP là một thuật ngữ nhắc đến khá nhiều trong internet. IP là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp các thiết bị có thể kết nối và giao tiếp với nhau qua internet hoặc mạng xã hội. Trong bài viết dưới đây DNCLOUD sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến địa chỉ IP từ định nghĩa, phân loại đến vai trò cũng như cách kiểm tra địa chỉ IP.
Contents
Địa chỉ IP là gì?
Khái niệm địa chỉ IP là gì?
Địa chỉ IP được viết tắt Internet Protocol – giao thức internet là một chuỗi số được gán cho mỗi thiết bị ( máy tính, điện thoại hay máy chủ,…) khi thiết bị đó kết nổi với mạng internet hoặc mạng nội. Địa chỉ này hoạt động giống như một địa chỉ nhà hoặc văn phòng của bạn trong thế giới thực, giúp định danh và định vị thiết bị trong một mạng lưới.
Địa chỉ IP là một chuỗi số được phân cách bằng dấu chấm. Địa chỉ IP được biểu thị dưới dạng một tập hợp 4 số, thông thường mỗi số có trong tập hợp này sẽ ngẫu nhiên từ 0 tới 255. Vì vậy phạm vi địa chỉ IP đầy đủ là 0.0.0.0 đến 255.255.255.255.
Ví dụ về địa chỉ IP:
- 192.168.1.32
- 192.168.1.1
IP dùng để làm gì?
Địa chỉ IP cung cấp danh tính thiết bị nó hoạt đọng như một địa chỉ duy nhất cho mỗi thiết bị trên mạng giống như địa chỉ nhà hay địa chỉ doanh nghiệp của bạn. Mỗi thiết bị máy tính hay điện thoại thông minh hoặc thiết bị IoT (Internet of Things) mỗi khi kết nối vào internet nó đều được cấp một địa chỉ IP khác nhau.
Địa chỉ IP cho phép truyền dữ liệu giữa các thiết bị trên internet diễn ra. Khi bạn truy cập một trang website trình duyệt của bạn sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ trang đó bằng cách sử dụng địa chỉ IP máy chủ. Ngược lại máy chủ sẽ gửi dữ liệu (ví dụ như trang web) trở lại địa chỉ IP của bạn.
Ví dụ: Khi bạn truy cập một trang web như ”dncloud.net” hệ thống DNS (Domain Name System) sẽ chuyển đổi tên miền này thành một địa chỉ IP cụ thể. Sau đó trang web gửi yêu cầu đến máy chủ có địa chỉ IP này để lấy dữ liệu của trang web và hiển thị lên mà hình của bạn. Vì vậy nếu không có địa chỉ IP máy chủ hay máy tính không biết bạn tìm kiếm những cái gì.
Ưu và nhược điểm của IP
Tham khảo bảng dưới đây để biết ưu và nhược điểm của IP nhé:
Ưu điểm | Nhược điểm |
IP là giao thức kết nối trong mỗi thiết bị mạng tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền tải dữ liệu và giao tiếp trên internet. | Địa chỉ IP có thể bị lợi dụng bởi các cuộc tấn công mạng hoặc theo dõi người dùng. |
IP cho phép các thiết bị trên toàn thế giới kết nối và tương tác với nhau. | Những hoạt động truy cập của người dùng có thể bị lưu lại địa chỉ IP |
IP giúp cho người dùng dễ dàng truy cập internet. | |
IP là nền tảng cho nhiều dịch vụ trực tuyến từ duyệt web đến truyền tải nội dung | |
IP giúp phát triển mạnh mẽ nghành công nghệ mạng |
Mặc dù có một số nhược điểm nhỏ nhưng với những ưu điểm nổi bật trên đại chỉ IP là nền tảng rất quan trọng không thể thay thế cho sự phát của công nghệ thông tin ngày nay.
Cấu tạo của địa chỉ IP
Địa chỉ IP được chia thành 5 lớp:
- Lớp A: Bao gồm các địa chỉ có oc-tet đầu tiên nằm trong khoảng từ 1 cho đến 126. Lớp A dành riêng cho các tổ chức lớn trên thế giới có địa chỉ từ 1.0.0.0 đến 126.255.255.255.
- Lớp B: Bao gồm các địa chỉ có oc-tet đầu tiên nằm trong khoảng từ 128 cho đến 191. Lớp B phân bổ chủ yếu cho các tổ chức tầm trung trên toàn cầu có địa chỉ từ 128.1.0.0 đến 191.254.0.0.
- Lớp C: Bao gồm các địa chỉ có oc-tet đầu tiên nằm trong khoảng 192 cho đến 223 . Lớp C phân bổ chủ yếu cho các tổ chức nhỏ trên toàn cầu có địa chỉ từ 192.0.1.0 đến 223.255.254.0.
- Lớp D: Bao gồm các địa chỉ có oc-tet đầu tiên trong khoảng từ 224 đến 239. Lớp D có 4 Bit đầu tiên cố định là 1110. Đặc biệt dành riêng cho multicast hoặc broadcast có địa chỉ từ 224.0.0.0 đến 239.255.255.255.
- Lớp E: Bao giồm các địa chỉ có oc-tet đầu tiên nằm trong khoảng từ 240 đến 255. Lớp E chỉ dành riêng cho việc nghiên cứu có địa chỉ từ 240.0.0.0 đến 254.255.255.255.
- Loopback: Địa chỉ: 127.x.x.x ,mục đích được sử dụng để kiểm tra vòng lặp quy hồi (loopback) trong các hệ thống mạng.
Lưu ý: Mỗi lớp địa chỉ IP đều có mục đích và cấu trúc riêng biệt, việc hiểu rõ về các lớp này giúp quản lí và tối ưu hóa mạng hiệu quả hơn. Hãy luôn theo dõi và thực hiện các biện pháp bảo mật phù hợp để bảo vệ mạng của bạn.
Các phiên bản của địa chỉ IP: IPv4 và IPv6
- IPv4 (Internet Protocol version 4) là phiên bàn đầu tiên của địa chỉ IP (Internet Protocol) và là nền tảng cơ bản cho việc kết nối mạng trên toàn cầu.
- IPv6 (Internet Protocol version 6) được thiết kế và mở rộng IPv4 là phiên bản IP trước đó, IPv6 sinh ra để giải quyết vấn đề cạn kiệt địa chỉ, Ipv6 được phát triển với chiều dài 128-bit, cho phép tạo ra hàng tỷ tỷ đại chỉ IP.
Phân loại địa chỉ IP
1. IP Private
IP Private hay còn được gọi là địa chỉ IP riêng được sử dụng trong các mạng nội bộ mạng LAN như mạng gia đình, nhà trường, công ty,.. Các địa chỉ này thường được sử dụng để kết nối trong cung một mạng (Local Area Network).
Các thiết bị trong cùng một mạng chỉ có thể thực hiện chức năng giao tiếp với nhau bằng bộ định tuyến router.
IP Private giúp tiết kiệm địa chỉ IP và giúp bảo mật các thiết bị trong mạng nội bộ vì các thiệt bị này không thể bị truy cập trực tiếp từ internet.
2. IP Public
IP Public hay còn được gọi là địa chỉ IP công cộng đây là địa chỉ được sử dụng trong hộ gia đình hoặc doanh nghiệp để kết nối internet. IP Public là yếu tố thiết yếu với bất kì phần cứng mạng có thể truy cập công khai như router gia đình hoặc các sever.
3. IP Static
IP Static còn được gọi là IP tĩnh là một loại IP được thiết kế thủ công riêng biệt giành riêng cho thiết bị giành riêng cho một nhóm người sử dụng với điều kiện mọi thiết bị kết nối internet đều đặt cùng một địa chỉ IP.
Các tổ chức thường sử dụng IP tĩnh cho các máy chủ dịch vụ email và các trang web để đảm bảo rằng địa chỉ IP luôn nhất quán để người dùng dễ dàng truy cập.
IP tĩnh có một trở ngại khá lớn là được cấu hình thủ công. Mọi thiết bị thiết lập điều yêu cầu cấu hình đúng router để giao tiếp với thiết bị đó. Điều này khá là mất thời gian khi bạn thiết lập IP tĩnh.
4. IP Dynamic
IP Dynamic còn được gọi là IP động đây là địa chỉ IP có thể thay đổi mỗi lần thiết bị kết nối với thiết bị internet ngược lại hoàn toàn với IP tĩnh bằng cách sử dụng phương thức DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol). Các IP động sẽ được gán tự động cho mỗi lần kết nối là một địa chỉ IP khác nhau.
Hướng dẫn xem địa chỉ IP trên máy tính
1. Xem địa chỉ IP trên máy tính windows
DNCLOUD sẽ hướng dẫn bạn 2 cách dễ dàng nhất để xem địa chỉ IP trên máy tính Windows:
Cách 1: Sử dụng Command Prompt (CMD)
Bước 1: Mở Command Prompt
- Nhấn tổ hợp phím Windows + R, sau đó nhập
cmd
và nhấn Enter.
Bước 2: Kiểm tra địa chỉ IP
- Trong cửa sổ Command Prompt, nhập lệnh
ipconfig
và nhấn Enter.
Bước 3: Tìm địa chỉ IP
- Bạn sẽ thấy danh sách các thông tin mạng của máy tính. Tìm phần có tên Ethernet adapter (nếu bạn dùng mạng dây) hoặc Wireless LAN adapter (nếu bạn dùng Wi-Fi).
- Dòng có ghi IPv4 Address chính là địa chỉ IP của máy tính.
Cách 2: Xem trong cài đặt mạng
Bước 1: Mở Network & Internet settings
- Nhấn vào biểu tượng mạng ở góc dưới bên phải màn hình (hình Wi-Fi hoặc dây cáp).
- Chọn Open Network & Internet Settings.
Bước 2: Xem thông tin mạng
- Nhấp vào Properties của mạng mà bạn đang kết nối.
- Tìm phần IPv4 Address để xem địa chỉ IP.
Cả 2 cách này đều giúp bạn xem được địa chỉ IP của bạn trên máy tính windows. Chúc các bạn thành công.
2. Xem địa chỉ IP trên máy tính Macbook
Cách 1: Sử dụng hệ thống
- Bước 1: Nhấn vào logo Apple sau đó vào tùy chọn hệ thống.
- Bước 2: Hiển thị bảng công cụ Mạng hay nerkwork để mở ra bảng thông tin kết nối.
- Bước 3: Địa chỉ IP sẽ xuất hiện ngay dưới dòng trạng thái.
Cách 2: Sử dụng Terminal
- Bước 1: Bạn có thể tìm kiếm Terminal trong Spotlight bằng cách nhấn Command + Space và gõ “Terminal”, sau đó nhấn Enter.
- Bước 2: Trong cửa sổ Terminal, nhập lệnh
ifconfig | grep inet
và nhấn Enter. Để hiển thị thông tin cần thiết về địa chỉ IP cá nhân MacBook.
Hướng dẫn cách ẩn địa chỉ IP
Lí do bạn nên ẩn địa chỉ IP
Ẩn địa chỉ IP có thể mang lại nhiều lợi ích giúp bạn ngăn chặn các quảng cáo phiền toái và liên quan đến quyền bảo mật riêng tư hay các mối đe dọa tiềm ẩn từ internet. Một khi ai đó có được địa chỉ IP của bạn họ có thể sẽ lợi dụng cái đó để sử dụng nhiều mục đích xấu.
Ví dụ: Khi bạn thường xuyên mua sắm hoặc giao dịch trực tuyến trên internet, à không ẩn địa chỉ IP của bạn có thể dễ dàng bị theo dõi bởi hacker. Họ có thể sử dụng IP của bạn để thu thập thông tin cá nhân để thực hiện hành vi lừa đảo hoặc chiếm đoạt dữ liệu cá nhân.
Do đó việc bản sử dụng địa chỉ IP là rất quan trọng trong việc bảo việc quyền riêng tư và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng. Dưới đây là những phương pháp giúp bạn ẩn IP của ban một cách dễ dàng.
- Sử dụng VPN (Mạng riêng ảo): VPN hiện nay là cách khá thông dụng để ẩn địa chỉ IP. Khi bạn kết nối với VPN, tất cả lưu lượng kết nối internet của bạn sẽ được mã hóa và truyền qua một máy chủ VPN khác từ đó giúp ẩn địa chỉ IP thực của bạn.
- Sử dụng Proxy sever: Proxy sever hoạt động như một trung gian giữa máy tính của bạn trên internet. Khi bạn truy cập trang web thông qua proxy, trang web sẽ chỉ thấy địa chỉ IP của proxy sever thay vì địa chỉ IP chính của bạn.
- Sử dụng trình duyệt Tor: Tor là một trình duyệt giúp ẩn địa chỉ IP của bạn bằng cách truyền lưu lượng quan nhiều máy chủ gọi là ”nút” trên toàn cầu trước khi kết nối đến trang web. Tor cung cấp ẩn danh khá cao nhưng tốc độ chậm hơn so với VPN hay Proxy.
Lời kết
Qua bài viết trên DNCLOUD hi vọng sẽ giúp bạn nắm rõ được hết tất cả kiền thức về địa chỉ IP cũng như cách xem địa chỉ IP và cách ẩn địa chỉ IP và sử dụng chúng cho việc bảo mật thông tin một cách an toàn. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm: Tên Miền giá rẻ chỉ từ 39,000 đồng/ năm tại DNCLOUD.
Xem thêm: Hosting giá rẻ chỉ từ 9,000 đồng tại DNCLOUD.
Xem thêm: VPS giá rẻ chỉ từ 75,000 đồng tại DNCLOUD.
—————————————————-
Công ty TNHH DIGITAL NETWORK CLOUD
– Website: https://dncloud.net
– Hotline: 0903501936
– Email: [email protected]