Băng thông là gì? Tổng quan kiến thức về Bandwidth mới nhất 2024

bởi Trung Đức
Banner băng thông là gì?

Hiện nay trong lĩnh vực lưu trữ web băng thông đóng vai trò rất quan trọng liên quan đến hiệu suất và tốc độ của website, khi mà việc truy cập internet đã trở thành nhu cầu không thể thiếu. Tuy nhiên, để hiểu rõ băng thông là gì? Và tại sao nó quan trọng và cách băng thông ảnh hưởng đến tốc độ website hoặc dịch vụ web hosting tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Tổng quan những khái niệm về băng thông là gì?

Có khá nhiều khái niệm về băng thông cũng như kiến thức về băng thông để DNCLOUD liệt kê ra cho bạn những khái niệm chính về băng thông.

1. Băng thông là gì?

Băng thông hay Bandwidth là một thuật ngữ dùng để chỉ lưu lượng tối đa có thể truyền qua một kết nối mạng trong một khoảng thời gian nhất định (thường được tính bằng giây). Băng thông thường được đo bằng đơn vị Mbps hoặc Gbps, 2 đơn vị này thể hiện khả năng truyền dữ liệu của hệ thống mạng.

Băng thông là gì?

Băng thông là gì?

Ví dụ: Khi nhà bạn đăng kí mạng internet từ các nhà cung cấp như FPT, VNPT hay Viettel,… mỗi gói cước mà bạn đăng kí sẽ có những dung lượng băng thông khác nhau (100 Mbps, 200 Mbps hay 1 Gbps,…). Những mức băng thông này quyết định quan trọng đến tốc độ bạn có thể tải dữ liệu khi lướt web, hay xem video cũng như chơi game trực tuyến,…  Ví dụ như băng thông của gói bạn đăng kí có 100Mbps bạn có thể tải tệp tin 1GB trong vòng hơn 1 phút.

Xem thêm hosting tại DNCLOUD với băng thông không giới hạn chỉ từ 9,000 đồng

2. Băng thông rộng là gì?

Băng thông rộng hay (có tên gọi là wide band-width) là loại kết nổi có khả năng truyền tải nhưng tệp tin hay dung lượng lớn một cách nhanh chống, cho phép truyền nhiều dữ liệu qua mạng trong cùng một thời điểm nhất định. Băng thông rộng được đo bằng đơn vị bit mỗi giây (bps), kilobit mỗi giây (Kbps), megabit mỗi dây (Gbps) hay terabit mỗi giây (Tbps).

Băng thông rộng là gì?

Băng thông rộng là gì?

Các công nghệ băng thông rộng khá phổ biến hiện nay bao gồm như DSL, cáp quang, vệ tinh và mạng không dây,… Mạng băng thông mang tới trải nghiệm chơi game, lướt web, hay tải nội dung nhanh hơn so với băng thông bình thường.

3. Băng thông của hosting là gì?

Băng thôn của hosting (Bandwidth Hosting) là dung lượng tối đa mà website của bạn truyền tải qua lại giữa máy chủ hosting và người dùng trong một khoảng thời gian nhất định thường được tính theo tháng. Khi băng thông của hosting bị giới hạn website của bạn sẽ có hiện tượng website bị tải chậm hay thậm chí nghiêm trọng hơn là đóng băng website. Vì vậy, băng thông của hosting đóng vai trò rất quan trọng trong trải nghiệm của người dùng.

Đọc thêm: Hosting NVMe là gì? Lợi ích Hosting NVMe mang lại cho các doanh nghiệp

4. Giới hạn băng thông là gì?

Giới hạn băng thông hay Bandwtith limit là định nghĩa sự hạn chế trong việc download hay upload của người dùng khi truy cập một website chung giúp đường truyền trở nên khá ổn định hơn. Nó được sử dụng để giới hạn lượng dữ liệu được phép truyền hoặc nhận cho một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo sự ổn định và cân bằng, bình ổn trong quá trình dùng tài nguyên mạng.

Lợi ích của việc hạn chế băng thông là giúp nhà cung cấp quản lí các tài nguyên mạng, đảm bảo dịch vụ ổn định công bằng cho tất cả mọi người.

5. Băng thông không giới hạn là gì?

Băng thông không giới hạn hay còn gọi là Unlimited bandwidth là loại hình dịch vụ cung cấp khả năng truyền tải dữ liệu mà không bị giới hạn về băng thông. Đặc biệt người dùng thường lựa chọn các gói dịch vụ có băng thông không giới hạn. Tuy nhiên băng thông không giới hạn không có nghĩa là vô hạn nhà cung cấp dịch vụ vẫn sẽ có mức sử dụng hợp lí và có thể kiểm soát khi phát sinh lưu lượng quá tải. Đặc biệt các gói dịch vụ này thường sẽ có giá tiền cao hơn.

6. Bóp băng thông là gì?

Bóp băng thông là gì?

Bóp băng thông là gì?

Bóp băng thông hay Bandwidth Throttling là một phương pháp giảm tốc độ truyền của dữ liệu người dùng xuống thấp hơn mức tối đa có sẵn, nhằm sự duy trì ổn định cho hệ thông và giảm độ tải cho máy chủ.Thông thường nhà cung cấp dịch vụ sẽ giới hạn băng thông khi website hoặc dịch vụ sử dụng quá nhiều và lạm phát tài nguyên dẫn đến quá tải tài nguyên mục đích nằm giữ sự ổn định cho các người dùng khác trên cùng máy chủ.

Để tránh tình trạng bóp băng thông ban nên thực hiện một số biện pháp sau đây:

  • Sự dụng các dịch vụ VPN .
  • Liên hệ hỗ trợ từ các nhà cung cấp dịch vụ.
  • Giảm băng thông tiêu thụ vào các giờ cao điểm.
  • Sử dụng các công cụ quản lý band-width.
  • Sử dụng bộ nhớ đệm (caching).

7. Độ trễ băng thông là gì?

Độ trễ băng thông là gì?

Độ trễ băng thông là gì?

Độ trễ băng thông hay Bandwidth Latency là thời gian cần để một gói dữ liệu di chuyển từ nguồn đích đến trong hệ thống mạng. Độ trễ này càng thấp thì trải nghiệm sẽ tốt hơn còn độ trễ này cao thì có thể dẫn đến các hiện tượng như gián đoạn hoặc gây lag khi truyền tải dữ liệu đặc biệt trong hoạt động trực tuyến cần sự phản hồi nhanh như video call, các buổi listream, hoặc chơi game,…

Để khắc phục tình trạng độ trễ băng thông bạn cần thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Tối ưu hóa các thiết bị mạng
  • Nâng cấp băng thông internet
  • Sử dụng các dây kết nối trực tiếp
  • Kiểm tra và loại bỏ virus, các phần mềm độc hại
  • Cấu hình lại Quality of Service (QoS)
  • Sử dụng Content Delivery Network (CDN)

Bandwidth có bao nhiêu loại

1. Dựa vào phạm vi sử dụng

  • Trong nước: Được dùng để giao tiếp và tương tác qua lại giữa các máy chủ trong cùng 1 đất nước. Loại này thích hợp cho việc sử dụng cho các mạng nội bộ.
  • Quốc tế: Thường được dùng để giao tiếp và tương tác qua lại giữa các máy chủ ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Vì thế khi cáp quốc tế không may xảy ra một số sự cố thì việc truy câp các website của những nước khác sẽ bị hạn chế hoặc không truy cập được.

2. Dựa theo dung lượng sử dụng

  • Băng thông cam kết: Loại băng thông này sẽ cung cấp cho bạn một dung lượng băng thông cố định theo những cam kết của nhà cung cấp dịch vụ. Khi hết dung lượng bạn phải trả thêm chi phí để tiếp tục và duy trì sử dụng.
  • Băng thông được chia sẻ: Loại dịch vụ này giúp bạn có thể chia sẻ băng thông cho nhiều máy chủ khác để giảm thiểu tình trạng quá tải tài nguyên của sever.
  • Băng thông riêng: Người dùng phải trả phí cho loại dịch vụ này và không được chia sẻ với một ai khác.

Băng thông hoạt động như thế nào?

Băng thông hoạt động như thế nào?

Băng thông hoạt động như thế nào?

Băng thông hoạt động bằng cách đo lường khả năng truyền tải qua lại giữa các thiết bị qua một kết nối mạng trong một khoảng thời nhất định. Khi người dùng yêu cầu truy cập website của bạn trình duyệt sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ hosting của nhà cung cấp dịch vụ để tải dữ liệu của trang web bao gồm như văn bản, hình ảnh, video, các mã nguồn,… Băng thông sẽ quyết định dữ liệu này có thể đi qua cùng lúc ảnh hưởng đến tốc độ và lượng truy cập của trang.

Các đơn vị để đo Banthwidth

Các đơn vị để đo Banthwidth

Các đơn vị để đo Banthwidth

Các đơn vị phổ biến để đo băng thông hiện nay thường là Kbps, Mbps, Gbps (theo bit) và KBps, MBps, GBps (theo byte). Đôi khi trong những trường hợp khác đơn vị byte được viết tắt là B thay vì b để phân biệt.

Ví dụ:

  • 1 KBps = 1024 Bps
  • 1 MBps = 1024 KBps
  • 1 GBps = 1024 MBps

Đơn vị này thường dùng để diễn tả dung lượng truyền tài của file hay dữ liệu trong một kết nối mạng.

Dưới đây là bảng tóm tắt quy đổi giữa các đơn vị bit:

Đơn vịKý hiệuGiá trị quy đổi so với Bit per Second (bps)
Kilobit per SecondKbps1.000 bps
Megabit per SecondMbps1.000.000 bps
Gigabit per Second Gbps1.000.000.000 bps
Terabit per SecondTbps1.000.000.000.000 bps

Các phương pháp đo băng thông phổ biến

Các phương pháp đo băng thông phổ biến

Các phương pháp đo băng thông phổ biến

Có 2 phương pháp đo băng thông phổ biến nhất hiện nay được nhiều người sử dụng là Test TCP (TTCP) và PRTG Network Monitor:

  • Test TCP (TTCP): là một công cụ dòng lệnh được sử dụng để kiểm tra hiệu suất và đo băng thông trong mạng TCP/IP. Nó cho phép đo tốc độ truyền tải của mạng, giúp người dùng kiểm tra hiệu suất và phát hiện các vấn đề liên quan đến băng thông.
  • PRTG Network Monitor: PRTG hoạt động bằng cách sử dụng các cảm biến (sensors) để thu thập dữ liệu từ các thiết bị mạng như máy chủ, router, switch, máy tính, và các dịch vụ mạng. Mỗi cảm biến có thể giám sát một yếu tố nhất định, chẳng hạn như CPU, RAM, băng thông, độ trễ, và tải mạng.

Hai công cụ trên cho phép người dùng đo lường và theo dõi hiệu suất của băng thông. Giúp người dùng quản trị và đánh giá hiệu suất một cách hiệu quả nhất

Băng thông có tác động như thế nào đối với web hosting

Như đã biết ở trên một băng thông càng lớn thì dữ liệu được truyền tải đi càng cao. Vì thế một trang website chuyên nghiệp chưa phải là tất. Vì thế bạn phải cần sỡ hữu một nhà cung cấp dịch vụ hosting đủ mạnh chất lượng kèm theo với lượng băng thông đủ lớn để website của bạn luôn hoạt động ổn định và nâng cao trải nghiệm người dùng. Bạn có thể thấy băng thông là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến website, do đó bạn nên lựa chọn cho website một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ uy tín chất lượng nhé.

Nếu bạn quan tâm tới dịch vụ hosting chất lượng và băng thông lớn bạn hãy tham khảo ngay tại DNCLOUD nhé!

1. Hướng dẫn chọn banthwidth phù hợp với website

Khi bạn lựa chọn băng thông cho website không chỉ là tốc độ truyền dữ liệu nhanh và trải nghiệm người dùng tốt mà bạn nên cân nhắc các yếu tố sau đây nhé.

  • Bạn nên nghiên cứu các thông số của gói hosting tại nhà cung cấp có phù hợp với mã nguồn mở của mình không.
  • Bạn nên tính công thức sau trước khi đăng một gói hosting: Dung lượng trung bình 1 người tải về x số người truy cập Website hàng ngày x 30.
  • Không nên chọn gói hosting disk space chỉ đủ tải lên dung lượng mong muốn. Nên chọn gói hosting disk space có thừa một phần dung lượng để chạy các ứng dụng mà bạn mong muốn.
  • Nên xem xét số lượng tên miền bổ sung (addon domain) và số lượng cơ sỡ dữ liệu mà gói hosting hỗ trợ, bạn có thể lưu trữ nhiều website trong cùng một tài khoản nếu gói hosting của bạn đang đăng kí cho phép.
  • Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo giá thành của các nhà cung cấp hosting khác để tiết kiệm chi phí nhất.

Xem thêm: Hosting doanh nghiệp là gì? Tại sao các doanh nghiệp lớn thường sử dụng Business Hosting

2. Các thông số cần biết về băng thông hosting

Các thông số cần biết về băng thông hosting

Các thông số cần biết về băng thông hosting

Dưới đây là những thông số cần biết về banthwidth hosting:

  • Disk Space (dung lượng lưu trữ): Đây là thông số chỉ số dung lượng hay sức chứa của gói hosting.
  • Addon domain (số lượng tên miền thêm): Là số lượng tên miền được thêm vào gói hosting của bạn. Nó cho phép bạn chạy nhiều website và tên miền khác nhau trên cùng một tài khoản hosting.
  • Parked domain (tên miền phụ): Là tên miền được bổ sung trỏ đến cùng một nội dung với tên miền chính của bạn, cho phép người dùng truy cập vào website thông qua nhiều tên miền khác nhau nhưng cùng một nội dung và tài nguyên.
  • FTP – File Transfer Protocol (giao thức truyền tải tập tin): Là một giao thức mạng tiêu chuẩn để sử dụng để truyền tải giữa máy tính cá nhân và máy chủ hosting. FTP cho phép bạn kết nối với máy chủ lưu trữ để thực hiện các thao tác như tải lên, tải xuống hay chỉnh sửa các tệp trên trang web của bạn.
  • MSSQL hoặc MySQL (số lượng cơ sở dữ liệu): Đây là số lượng cơ sở dữ liệu mà gói hosting hỗ trợ. Mỗi website sẽ có một database riêng.
  • Cpanel hay Hosting Controller (bảng điều khiển): Là một hệ thống quản lí trang web của bạn bao gồm cả quản lí khách hàng, database, tên miền, thư mục, sao lưu dữ liệu và rất nhiều tính năng khác.

3. Công thức tính banthwidth của hosting

Công thức tính banthwidth của hosting

Công thức tính banthwidth của hosting

Công thức được sử dụng phổ biến nhất để tính banthwidth của hosting là:

Kích thước trang trung bình × Số khách truy cập trung bình hàng tháng × Trung bình số lần truy cập trang trên mỗi khách truy cập = Web Hosting Băng thông

Ví dụ:

  • Kích thước trang trung bình của bạn là 2MB.
  • Website của bạn có khoảng 5,000 khách truy cập mỗi tháng.
  • Trung bình mỗi khách truy cập xem 4 trang mỗi lần truy cập.

Áp dụng công thức:

  • 2MB × 5000 khách hàng truy cập × 4 trang = 40,000 MB

Vậy, băng thông cần thiết mỗi tháng là 40,000 MB

Công thức là một công thức khá đơn giản để tính số lượng băng thông của hosting cho website của bạn. Hi vọng bạn áp dụng và sử dụng nó thành công.

4. Bathwidth ảnh hưởng như thế nào đến SEO

Bathwidth ảnh hưởng như thế nào đến SEO

Bathwidth ảnh hưởng như thế nào đến SEO

Băng thông ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tải trang nếu băng thông của bạn thấp hoặc bị giới hạn trang web của bạn có thể tải chậm gây nên trải nghiệm người dùng kém và ảnh hưởng đến thứ hàng SEO. Nếu băng thông của bạn đủ lớn và không giới hạn thì website của bạn sẽ có tốc độ tải trang nhanh và mượt mà từ đó gia tăng trải nghiệm người dùng và giữ chân được khách hàng của bạn ở trang web lâu hơn.

Vì vậy bạn nên chọn một nhà cung cấp dịch vụ hosting đảm bảo uy tín chất lượng cũng như có số lượng băng thông lớn hoặc không giới hạn như DNCLOUD để không gây ảnh hưởng đến hiệu suất của trang web cũng như doanh thu của bạn.

Đọc thêm: Thiết kế website chuẩn SEO là gì?

Hướng dẫn cách kiểm tra tốc độ banthwidth

1. Thông qua tốc độ tải trang

  • Bạn truy cập các trang website sau: Speedtest, Fast.com, hoặc Google Fiber Speed Test để kiểm tra tốc độ mạng.
  • Sau khi truy cập các trang bạn nhấp vào nút “Go” hoặc “Start” để bắt đầu kiểm tra. Sau khi nhấn nút bạn sẽ nhận được kết quả hiển thị tốc độ tải xuống (download speed), tốc độ tải lên (upload speed), và độ trễ (ping) của mạng.
  • Bạn nên kiểm tra nhiều lần trong những thời điểm khác nhau trong ngày để đánh giá tính ổn định của băng thông mạng.

2. Thông qua các phần mềm riêng

  • Ngoài việc sử dụng các công cụ trực tuyến bạn cũng có thể kiểm tra tốc độ banthwidth thông qua các phần mềm riêng như NetWorx, PRTG Network Monitor, hoặc SolarWinds Network Bandwidth Analyzer Pack,…
  • Các phần mềm này không chỉ cung cấp thông tin về tốc độ tải xuống tốc độ tải lên mà còn giúp theo giỏi, phân tích, tối ưu hóa băng thông một cách hiệu quả, đặc biệt khá phù hợp với các doanh nghiệp.

So sánh sự khác nhau giữa bathwidth và internet

So sánh sự khác nhau giữa bathwidth và internet

So sánh sự khác nhau giữa bathwidth và internet

Bathwidth và internet cũng là 2 yếu tố liên quan đến hiệu suất cũng như kết nối mạng. Nhưng chúng có một số điểm khác nhau nhất định dưới đây là bảng so sánh giữa sự khác nhau giữa bathwidth và internet.

Tiêu chí Băng thông (bathdwidth)Internet
Định nghĩaBăng thông hay Bandwidth là một thuật ngữ dùng để chỉ lưu lượng tối đa có thể truyền qua một kết nối mạng trong một khoảng thời gian nhất định Là tốc độ mà dữ liệu được truyền tải qua kết nối Internet tại một thời điểm cụ thể.
Đơn vị đo lườngĐược đo bằng GB (gigabyte) hoặc MB (megabyte)Được đo bằng Mbps (megabit per second) hoặc Kbps (kilobit per second).
Mục đíchDùng để đo lường khả năng truyền tải dữ liệu của một kết nối mạngĐo lường tốc tốc độ thực tế mà người dùng trải nghiệm khi truy cập internet
Tác động đến trải nghiệm người dùngBăng thông càng lớn giúp xử lí lưu lượng truy cập mà không bị gián đoạn hoặc bị chậmTốc độ internet cao giúp người dùng truy cập trang web nhanh hơn
Hiệu suất tác độngQuá tải hoặc thiếu băng thông có thể gây ra lỗi tải trang hoặc bị giới hạn người dùng truy cậpTốc độ internet chậm có thể gây ra tình trạng không truy cập được trang web, lag,..
Phụ thuộcBăng thông phụ thuộc vào loại kết nối thiết bị mạng và gói dịch vụ của nhà cung cấpInternet phụ thuộc vào băng thông, độ ổn định của kết nối, và tình trạng mạng tại thời điểm sử dụng.
Khả năng đo lườngĐược đo bằng lượng dữ liệu có thể truyền tải tối đa trong một khoảng thời gian.Được đo bằng tốc độ truyền tải dữ liệu tại một thời điểm nhất định.

Hướng dẫn cách tăng dung lượng lưu trữ cho banthwidth

Để tăng dung lượng cho băng thông DNCLOUD chia sẻ cho bạn một số cách tăng dung lượng cho băng thông ngay dưới đây:

  • Nâng cấp gói hosting: Bạn có thể liên hệ với nhà cung cấp hosting để được tư vấn khi nâng cấp gói hosting khi băng thông của bạn bị quá tải.
  • Tối ưu hóa nội dung: Bạn nên hạn chế sử dụng các hình ảnh có kích thước lớn và én tệp tin CSS và JavaScript giúp giảm dữ liệu tải xuống,…
  • Để file web ở dạng nén: Để file web ở dạng nén giúp bạn bảo mật website tốt hơn và từ đó giúp website của bạn load nhanh hơn.
  • Sử dụng bộ nhớ đệm (caching): Sử dụng bộ nhớ đệm để lưu trữ các bản sao của trang, giúp người dùng truy cập trang nhanh hơn mà không tiêu tốn băng thông.
  • Quản lý lưu lượng truy cập: Hạn chế hoặc tối ưu hóa các ứng dụng sử dụng băng thông lớn như video streaming, tải tệp lớn để không làm ảnh hưởng đến lượng băng thông có sẵn.

Xem thêm nhà cung cấp dịch vụ hosting không giới hạn băng thông chất lượng giá rẻ

Lời kết

Băng thông là một yếu tố cốt lõi giúp quyết định chất lượng và hiệu suất của mọi kết nối mạng, từ internet đến các dịch vụ hosting. Hi vọng bài viết trên giúp bạn hiểu rõ chi tiết về băng thông là gì? Cách thức hoạt động cũng như vai trò của nó,… Nếu có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận phía bên dưới đội ngũ DNCLOUD sẽ hỗ trợ các bạn sớm nhất có thể.

Related Posts

Để lại bình luận

DNCLOUD cung cấp dịch vụ Hosting, Tên miền, VPS, Máy chủ vật lý, chứng chỉ SSL chất lượng #1 Việt Nam. 

Copyright @2023  All Right Reserved – Designed and Developed by DNCLOUD