Cloud hosting là gì? Những kiến thức cần biết về cloud hosting

bởi Trung Đức
Banner cloud hosting là gì?

Hiện nay, cloud hosting đang là sự lựa chọn khá phổ biến cho các giải pháp lưu trữ trang web. Vậy mọi người có bao giờ thắc mắc rằng cloud hosting là gì? Hay cách thức hoạt động của nó ra sao. ưu nhược điểm của nó,… Trong bài viết dưới đây DNCLOUD sẽ giải quyết những thắc mắc đó cho bạn.

Cloud hosting là gì?

Cloud hosting là gì?

Cloud hosting là gì?

Cloud hosting là dịch vụ lưu trữ máy chủ ảo (như windows hay linux) sử dụng công nghệ điện toán đám mây. Nó là một loại lưu trữ web phân phối, cho phép các website, ứng dụng và dữ liệu được lưu trữ trên một mạng lưới máy chủ ảo (cloud) thay vì một máy chủ duy nhất.

Cloud hosting ngày càng được phổ biến và có rất nhiều người lựa chọn vì người dùng chỉ trả tiền cho tài nguyên mà họ đang sử dụng, giúp bạn tiết kiệm được chi phí và phù hợp với rất nhiều quy mô của doanh nghiệp từ website cá nhân đến các trang thương mại điện tử,…

Tham khảo ngay dịch dụ cloud hosting giá rẻ chỉ từ 9,000 đồng /tháng

Phân loại cloud hosting

Phân loại cloud hosting

Phân loại cloud hosting

Hiện nay cloud hosting có khá nhiều loại. Nhưng DNCLOUD sẽ phân tích cho bạn 4 mô hình cloud hosting phổ biến và được nhiều người dử dụng nhất hiện nay:

1. Public Cloud

Public cloud hay được gọi là đám mây công cộng với tài nguyên được chia sẻ cho nhiều người dùng khác nhau. Đây cũng là loại mô hình dịch vụ phổ biến nhất hiện nay của các nhà cung cấp với chi phí khá thấp và dễ dàng sử dụng nhưng tính riêng tư và mở rộng còn hạn chế hơn so với các mô hình dịch vụ khác.

  • Ưu điểm: Chi phí thấp hơn do với những mô hình dịch vụ khác so sử dụng chung tài nguyên và dễ dàng mở rộng tài nguyên cũng như triển khai dịch vụ và hoạt động nhanh chống.
  • Nhược điểm: Do tài nguyên được chi sẻ nên độ bảo mật sẽ hạn chế hơn so với các mô hình dịch vụ khác, nếu người dùng sử dụng tài nguyên cùng một thời điểm, hiệu suất có thể bị ảnh hưởng.

2. Private Cloud

Private cloud là loại dịch vụ được lưu trữ trên một môi trường riêng tư, với tài nguyên được dành riêng cho tổ chức hoặc doanh nghiệp duy nhất không chia sẻ với các tổ chức khác. Loại này khá phù hợp cho các doanh nghiệp lớn vì sự toàn quyền kiểm soát cơ sở dữ liệu và đảm bảo tuyết đối việc bảo mật.

  • Ưu điểm: Kiểm soát toàn phần, bảo mật cao, linh hoạt cho các ứng dụng đa dạng.
  • Nhược điểm: Chi phí cao hơn so với Public cloud và đòi hỏi người dùng cần có chuyên môn kỉ thuật quản lí.

3. Hybrid Cloud

Hybrid cloud là một phương pháp được kết hợp giữa nhiều điện toán đám mây (Public và Private Cloud) loại mô hình dịch vụ này giúp cho doanh nghiệp tối ưu hóa những chi phí mà vẫn đảm bảo bảo mật cho các dữ liệu khá nhạy cảm. Hybrid cloud là một lựa chọn khá lí tưởng cho doanh nghiệp cần sự cân bằng giữa bảo mật và chi phí.

  • Ưu điểm: Linh hoạt cho các ứng dụng khác nhau, tiết kiệm chi phí và bảo mật cho các dữ liệu nhạy cảm, dễ dàng mở rộng linh hoạt.
  • Nhược điểm: Cần hiểu biết kĩ thuật để quản lí đặc biệt để đảm bảo sự đồng bộ và phối hợp giữa Public Cloud và Private Cloud.

4. Community Cloud

Community Cloud được thiết kế để chia sẻ cơ sở hạ tầng cho nhiều doanh nghiệp trong cùng một hạ tầng, đảm bảo các yếu tố như tuân thủ quy định và quyền riêng tư bảo mật. Ví dụ như các tổ chức như doanh nghiệp tài chính, lĩnh vực ý tế giáo dục hoặc cơ quan chính phủ thường sử dụng community cloud để chia sẻ tài nguyên dữ liệu trong một môi trường an toàn.

  • Ưu điểm: Chi phí được chia sẽ giữa các tổ chức và bảo mật cao, tuân thủ quy định.
  • Nhược điểm: Quản lí phức tạp do nhiều bên tham gia và kém linh hoạt cũng như phụ thuộc vào cộng đồng chung.

Cloud hosting hoạt động như thế nào?

Cloud hosting hoạt động như thế nào?

Cloud hosting hoạt động như thế nào?

Cloud hosting hoạt động hệ thống máy chủ cloud trên nền tảng công nghệ đám mây và mô hình phân tán dữ liệu. Chia sẻ nhiều tài nguyên máy chủ khác nhau để cung cấp dịch vụ hosting. Khi một yêu cầu được gửi đến website hoặc ứng dụng, tài nguyên từ nhiều máy chủ khác nhau sẽ được sử dụng và đáp ứng đủ nhu cầu. Điều này sẽ tạo ra môi trường lưu trữ ảo, trong đó tài nguyên không bị giới hạn bởi một máy chủ duy nhất mà có thể được lấy bất kì máy chủ nào trên hệ thống.

Nhờ sử dụng các công nghệ điện toán đám mây nên cloud hosting không bị giới hạn số lượng máy chủ như web hosting. Nếu một máy chủ ở cloud hosting bị gặp sự cố các máy chủ còn lại sẽ tự động sẽ tự động tiếp nhận và đảm bảo rằng trang web hoặc ứng dụng vẫn diễn ra bình thường, giúp hệ thống hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn.

Đọc thêm: Tại sao các doanh nghiệp lớn thường sử dụng Business Hosting

Ưu và nhược điểm của cloud hosting

Ưu và nhược điểm của cloud hosting

Ưu và nhược điểm của cloud hosting

Cloud hosting mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhưng song song với nó cũng đem lại nhiều hạn chế nhất định. Cùng DNCLOUD tìm hiểu ngay ưu và nhược điểm của cloud hosting nhé.

1. Ưu điểm

  • Tính mở rộng linh hoạt: Cloud hosting cho phép mở rộng tài nguyên hay thu hẹp như CPU, RAM hay dung lượng lưu trữ,… nó có thể mở rộng nhanh chống để đáp ứng nhu cầu khi lượng truy cập tăng cao.
  • Tiết kiệm chi phí: Với cloud hosting người dùng chỉ phải trả phí cho tài nguyên đã sử dụng, thay vì phải trả trọn gói như các dịch vụ hosting khác.
  • Hiệu suất cao: Cloud hosting hoạt động dựa trên nhiều máy chủ, đảm bảo việc phân phối tài nguyên diễn ra đồng điều. Nhờ cơ chế này tình trạng quá tải được giảm đi đáng kể. Hệ thống máy chủ có khả năng xử lý khối lượng truy cập lớn mà không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm người dùng.
  • Độ tin cậy cao: Nhờ hệ thống lưu trữ phân tán, nếu một máy chủ gặp vấn đề, dữ liệu được chuyển sang những máy chủ khác mà vẫn hoạt động bình thường điều này giúp giảm thiểu các tình trạng downtime.
  • Cập nhật và bảo trì thường xuyên: Nhà cung cấp dịch vụ sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm cập nhật, bảo trì và bảo dưỡng hệ thống giúp giảm bớt gánh nặng cho người dùng.

2. Nhược điểm

  • Chi phí tăng cao theo thời gian: Nếu không kiểm soát được lượng tài nguyên và nhu cầu tăng cao liên tục chi phí của bạn có thể tăng cao đáng kể, điều này hay xảy ra với các trang web có lượng truy cập lớn và đang phát triển.
  • Phụ thuộc vào internet: Để truy cập vào dữ liệu, hệ thống bắt buộc kết nối internet liên tục. Nếu internet của bạn có vấn đề, hiệu suất và khả năng truy cập của hệ thống cũng bị ảnh hưởng theo.
  • Cần biết nhiều hơn về chuyên môn: Việc quản lí hosting yêu cầu hiểu biết nhất định về công nghệ, vị đây là hệ thống dịch vụ phức tạp hơn với các dịch vụ web hosting khác.

Đọc thêm: Hosting NVMe là gì? Lợi ích Hosting NVMe mang lại cho các doanh nghiệp

Cloud hosting nên sử dụng khi nào?

Cloud hosting là một giải pháp lí tưởng cho các website và ứng dụng có nhu cầu truy cập cao cần khả năng mở rộng linh hoạt. Dưới đây là một số trường hợp cụ thể mà bạn nên cân nhắc khi sử dụng cloud hosting.

  • Website có lượng truy cập cao: Những website có lượng truy cập không ổn định hoặc thường tăng cao vào một số thời điểm nhất định như các dịp lể, dịp sale ở các trang thương mại điện tử dịch vụ trực tuyến,… sẽ được hưởng lợi từ khả năng mở rộng linh hoạt của cloud hosting.
  • Yêu cầu độ tin cậy cao: Cloud hosting là một lựa chọn khá phù hợp khi bạn cần đảm bảo việc bảo mật và trang web và ứng dụng của bạn luôn hoạt động 24/7 mà không lo bị downtime. Nhờ khả năng phân phối tài nguyên trên nhiều máy chủ, nếu một máy chủ gặp vấn đề, các máy chủ còn lại sẽ phân bố tài nguyên và vẫn hoạt động bình thường.
  • Các ứng dụng cần xử lí dữ liệu nhanh: Cloud hosting là giải pháp lí tưởng cho những ứng dụng cần xử lí dữ liệu và có hiệu suất cao.
  • Những dự án cần mở rộng linh hoạt: Cloud hosting cung cấp khả năng mở rộng tài nguyên mà không cần thay đổi cấu trúc hệ thống, phù hợp cho các dự án có quy mô thay đổi.
  • Cần sự bảo mật và sao lưu dữ liệu tốt hơn: Nếu hệ thống của bạn cần sao lưu và bảo mật liên tục Cloud hosting thường cung cấp các khả năng sao lưu và bảo mật dữ liệu tốt hơn. Các nhà cung cấp dịch vụ thường đầu tư mạnh vào các mảng sao lưu và bảo mật dữ liệu này.

Những thông số cần biết sử dụng cloud hosting

Khi bạn lựa chọn một gói cloud hosting từ nhà cung cấp dịch vụ nào đó bạn cần chú ý những thông số nên biết dưới đây:

1. Dung lượng lưu trữ (Disk space)

Dung lượng lưu trữ (Disk space)

Dung lượng lưu trữ (Disk space)

Dung lượng lưu trữ là yếu tố đầu tiên cần phải nhắc tới đây là dung lượng mà nhà cung cấp cloud hosting cấp cho bạn để lưu trữ dữ liệu như trang web như (tập tin, hình ảnh, văn bản, cơ sở dữ liệu,…).

2. Băng thông (Banthwidth)

Băng thông (Banthwidth)

Băng thông (Banthwidth)

Băng thôn là dung lượng tối đa mà website của bạn truyền tải qua lại giữa máy chủ hosting và người dùng trong một khoảng thời gian nhất định thường được tính theo tháng. Khi băng thông của hosting bị giới hạn website của bạn sẽ có hiện tượng website bị tải chậm hay thậm chí nghiêm trọng hơn là đóng băng website.

3. Sub domain (tên miền con của tên miền chính)

là một phần mở rộng của tên miền chính, thường được tạo ra để tổ chức nội dung hoặc phân chia các phần khác nhau trên một trang web. Ví dụ, nếu bạn có tên miền chính là dncloud.net, bạn có thể tạo một tên miền con như blog.dncloud.net hoặc shop.dncloud.net. Bạn nên chú ý số lượng sub domain của nhà cung cấp dịch vụ hosting cho bạn.

4. Tên miền bổ sung (addon domain)

Là một tên miền bổ sung được thêm vào tên miền chính. Tên miền bổ sung hiện nay được sử dụng khá phổ biến vì khả năng chạy nhiều trang web đồng thời trên cùng một gói dịch vụ hosting.

5. Parked Domain

Đây là số lượng domain chạy song hành cùng lúc với tên miền chính của bạn. Do đó khi người dùng truy cập vào Parked domain họ sẽ được chuyển hướng đến tên miền chính của bạn.

6. Tài khoản Email

Dịch vụ cloud hosting thường được cung cấp kèm với số lượng email theo domain của bạn. Tùy vào gói mà bạn chọn sẽ hỗ trợ số lượng tài khoản email phù hợp.

So sánh giữa Cloud hosting, VPS và web hosting

So sánh giữa Cloud hosting, VPS và web hosting

So sánh giữa Cloud hosting, VPS và web hosting

Dưới đây là bảng so sánh giữa cloud hosting, VPS và web hosting giúp bạn hiểu rõ hơn về 3 loại dịch vụ này:

Tiêu chíCloud HostingVPSWeb hosting
Cấu trúc lưu trữPhân tán trên nhiều máy chủLà một máy chủ ảo riêng biệtĐược chia sẻ nhiều website trên một máy chủ
Khả năng mở rộngKhả năng mở rộng linh hoạt dễ dàngKhả năng mở rộng còn hạn chế và khá tốn kémKhả năng mở rộng thường bị giơí hạn bởi tài nguyên.
Độ tin cậyĐộ tin cậy cao nhờ khả năng phân tán dữ liệu đến nhiều máy chủ khác nhau Phụ thuộc nhiều vào máy chủ vật líDo được chia sẻ nhiều website nên khá dễ bị ảnh hưởng bởi những website khác
Chi phíTính theo tài nguyên mà bạn sử dụngChi phí cố định theo từng gói nhưng thường giá sẽ cao hơn web hostingHiệu suất phụ thuộc vào các tài nguyên chia sẻ
Hiệu suất Hiệu suất cao, phù hợp với các trang web lớn hoăc các trang thương mại điện tửHiệu suất tốt hơn web hosting do có tài nguyên riêng biệtHiệu suất trung bình có thể giảm khi lưu lượng truy cập cao
Sao lưu và phục hồiCó các tính năng sao lưu và phục hồi tự độngThường yêu cầu sao lưu thủ côngCó thể cài đặt nhưng không sao lưu tự động
Bảo mậtBảo mật cao nhờ công nghệ phân tán dữ liệuBảo mật khá tốt nhờ vào tài nguyên riêng lẻBảo mật ở mức cơ bản thường sẽ thấp hơn VPS và cloud hosting

Nhìn chung mỗi loại dịch vụ đều thích hợp cho nhu cầu riêng của mỗi người. Hi vọng bạn lựa được dịch vụ phù hợp với mục đích sử dụng của mình.

Đọc thêm: Server là gì? Những điều cần biết về máy chủ

Nên mua cloud hosting ở đâu giá rẻ chất lượng

Hiện nay, trên thị trường khá nhiều nhà cung cung cấp dịch vụ cloud hosting nhưng không đảm bảo chất lượng và tính ổn định lâu dài, không đáp ứng đủ nhu cầu về tốc độ dẫn đến tốc độ trải nghiệm người dùng kém. Điều này dẫn đến việc khó khăn cho cá nhân cũng như doanh nghiệp tìm kiếm một dịch vụ cloud hosting chất lượng và uy tín.

Khi chọn dịch vụ cloud hosting bạn cần lưu ý tìm đến các nhà cung cấp uy tín như DNCLOUD với hơn 8 năm kinh nghiệm trong dịch vụ lưu trữ đám mây, nơi cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng với đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp. Đặc biệt là gói cloud hosting tại DNCLOUD giảm lên đến 30% cho người sử dụng dịch vụ lần đầu tại DNCLOUD.

Bảng giá cloud hosting tại DNCLOUD

Bảng giá cloud hosting tại DNCLOUD

Lời kết

Tóm lại, là một sự lựa chọn khá phù hợp cho các trang web và các trang ứng dụng có hiệu suất cao. Hi vọng qua bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn cloud hosting là gì? Cũng như ứng dụng của nó nếu có thắc mắc vui lòng để lại bình luận phía bên dưới đội ngũ DNCLOUD sẽ hỗ trợ bạn sớm nhất có thể. DNCLOUD chúc các bạn một ngày tốt lành.

Tham khảo ngay Cloud hosting giá rẻ chỉ từ 9,000 đồng/ tháng tại DNCLOUD

Tham khảo ngay Business hosting giá rẻ chỉ từ 249,000 đồng/ tháng tại DNCLOUD

Tham khảo ngay Cloud VPS giá rẻ chỉ từ 65,000 đồng/ tháng tại DNCLOUD

Tham khảo ngay Cloud VPS cao cấp chỉ từ 99,000 đồng/ tháng tại DNCLOUD

Related Posts

Để lại bình luận

DNCLOUD cung cấp dịch vụ Hosting, Tên miền, VPS, Máy chủ vật lý, chứng chỉ SSL chất lượng #1 Việt Nam. 

Copyright @2023  All Right Reserved – Designed and Developed by DNCLOUD