Nameserver là gì? Những kiến thức cần biết về NameServer

bởi Trung Đức
Banner nameserver là gì?

Nameserver là một trong những khái niệm khá quen thuộc và quan trọng trong việc quản lí tên miền và hệ thống mạng, giúp định hướng và truy cập website. Mặc dù thường được nhắc đến trong lĩnh vực hosting và tên miền, nhưng khái niệm về Nameserver vẫn còn khá mới mẻ so với nhiều người. Trong bài viết dưới đây DNCLOUD sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc về khái niệm hay cách thức hoạt động cũng như ứng dụng của Nameserver.

Những khái niệm liên quan đến Nameserver

1. Nameserver là gì?

Nameserver hay còn được gọi với cái tên máy chủ tên miền (DNSDNS Server hoặc Domain Nameservers) là một hệ thống giúp kết nối URL với địa chỉ IP của máy chủ. Nói một cách dễ hiểu hơn là Nameserver giúp điều hướng các tên miền đến địa chỉ IP của máy chủ lưu trữ trang web.

Nameserver là gì?

Nameserver là gì?

Ví dụ như khi một người dùng nhập tên miền vào công cụ trình duyệt Nameserver sẽ chuyển đổi tên miền đó thành địa chỉ IP tương ứng để đưa bạn đến trang web mà bạn mong muốn.

Khi bạn nhập “dncloud.net” thì nhiệm vụ chính của Nameserver sẽ chuyển đổi tên miền này thành địa chỉ IP liên quan đến trang web như “198.168.1.1”. Nếu không có Nameserver việc điều hướng trên internet sẽ rất khó khăn như bạn đang tìm kiếm một quán ăn mà không có địa chỉ chính xác. Namesever khá quan trọng nên bạn cần phải biết địa chỉ IP chính xác.

2. Địa chỉ IP là gì?

Địa chỉ IP được viết tắt Internet Protocol – giao thức internet là một chuỗi số được gán cho mỗi thiết bị ( máy tính, điện thoại hay máy chủ,…) khi thiết bị đó kết nổi với mạng internet hoặc mạng nội. Địa chỉ này hoạt động giống như một địa chỉ nhà hoặc văn phòng của bạn trong thế giới thực, giúp định danh và định vị thiết bị trong một mạng lưới.

Địa chỉ IP là gì?

Địa chỉ IP là gì?

Xem thêm bài viết chi tiết về địa chỉ IP là gì?

3. DNS là gì?

DNS hay Domain Name System là một hệ thống giúp phân giải tên miền giúp chuyển đôi các tên miền ví dụ như khi bạn nhập www.example.com vào trình duyệt, DNS sẽ tìm và trả về địa chỉ IP của tên miền này, giúp kết nối bạn đến đúng máy chủ chứa website example.com. DNS hoạt động như một danh bạ điện tử của internet, giúp duy trì sự thống nhất và dễ sử dụng cho các tên miền, đồng thời kết nối chúng và địa chỉ IP.

DNS là gì?

DNS là gì?

Tham khảo ngay tên miền giá rẻ tại DNCLOUD chỉ từ 39,000 đồng/ tháng

NameSever hoạt động như thế nào?

Nameserver hoạt động dựa trên hệ thống phân giải DNS, nó chịu trách nhiệm lưu giữ thông tin tên miền và khi bạn nhập ví dụ như “dnlcoud.net” trên trình duyệt quá trình hoạt động của Nameserver diễn ra như sau:

  • Sau khi bạn nhập tên miền “dnlcoud.net” trên trình duyệt yêu cầu sẽ được gửi đến Nameserver của tên miền đó.
  • Nameserver chứa thông tin liên kết tên miền “dnlcoud.net” với địa chỉ IP của máy chủ website. Nó sẽ tra cứu và chuyển tên miền thành địa chỉ IP.
  • Sau khi nhận được địa chỉ IP trình duyệt sẽ truy cập đúng máy chủ hiển thị nội dung của website. Nếu server không có thông tin về tên miền được yêu cầu, nó sẽ chuyển tiếp truy vấn đến Nameserver khác cho đến khi tìm được địa chỉ IP phù hợp hoặc xác định rằng địa chỉ IP không tồn tại.

Nameserver đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hướng tên miền đến đúng địa chỉ IP máy chủ. Nếu bạn đang muốn sỡ hữu riêng tên miền cho cá nhân hay doanh nghiệp, hãy khám phá ngay dịch vụ tên miền tại DNCLOUD với rất nhiều tên miền khác nhau phù hợp cho bạn lựa chọn.

Những đặc điểm nổi bật của NameServer

1. Chuyển domain thành địa chỉ IP

Chuyển domain thành địa chỉ IP

Chuyển domain thành địa chỉ IP

Chuyển đổi IP thành địa chỉ IP là chức năng chính của Nameserver. Quá trình này bao gồm việc nhận yêu cầu từ người dùng, kiểm tra cơ sở dữ liệu để tìm địa chỉ IP phù hợp với tên miền, sau đó gửi lại địa chỉ này cho trình duyệt. Nhờ sự chuyển đổi này, người dùng không cần phải nhớ dãy số IP phức tạp mà chỉ cần nhập domain.

2. Nameserver lưu trữ domain tương ứng với địa chỉ IP

Nameserver đóng vai trò quan trọng chứa thông tin về địa chỉ IP và domain tương ứng của các máy chủ. Mỗi khi có một tên miền được đăng kí, nameserver được cấu hình để lưu trữ cặp thông tin domain và địa chỉ IP của máy chủ chứa các nội dung của website.

Việc này giúp đảm bảo rằng khi người dùng nhập tên miền vào trình duyệt hệ thống có thể dễ dàng tìm và chuyển tiếp họ đến đúng máy chủ đích.

3. Thời gian truy cập của thông tin

Thời gian truy cập thông tin của nameserver hay còn có tên gọi khác là “thời gian phản hồi DNS” điều này là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất của website cũng như trải nghiệm của người dùng. Thời gian phản hồi nhanh giúp người dùng có trải nghiệm trang web tốt hơn. Nếu quá trình phân giải tên miền kéo dài, người dùng có thể cảm thấy khó chịu và có khả năng rời khỏi trang web.

So sánh sự khác nhau giữa bản ghi DNS và Nameserver

So sánh sự khác nhau giữa bản ghi DNS và Nameserver

So sánh sự khác nhau giữa bản ghi DNS và Nameserver

Vẫn còn nhiều người thắc mắc bản ghi DNS và nameserver khác nhau ở những điểm nào, dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa bản ghi DNS và Nameserver mà DNCLOUD đã liệt kê cho bạn:

Tiêu chíBản ghi DNSNameserver
Khái niệmLà thông tin được lưu trữ trong hệ thống DNS, dùng để ánh xạ tên miền với địa chỉ IP hoặc các thông tin khác liên quan đến doamin.Nameserver hay còn được gọi với cái tên máy chủ tên miền (DNS, DNS Server hoặc Domain Name Servers) là một hệ thống giúp kết nối URL với địa chỉ IP của máy chủ.
Chức năng chínhGiúp chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP và các tài nguyên liên quan khác như server, subdomain, mail,...Giúp phân tán tên miền bằng cách lưu trữ và trả lời các truy vấn.
Cấu trúcGồm nhiều loại bản ghi khác nhau ví dụ như: A record, MX record, TXT record.Cũng là một phần hệ thống DNS thường được cấu hình và lưu trữ các bản ghi DNS cho tên miền.
Vai trò trong DNSCung cấp những thông tin chi tiết về tên miền phân giải.Bản ghi DNS cung cấp thông tin thì NameServer xử lí các truy vấn và trả về các bản ghi DNS phù hợp.
Quản lýThông qua hệ thống DNS hoặc nhà cung cấp dịch vụ DNS.Được cấu hình bởi nhà cung cấp dịch vụ DNS hoặc hosting.
Tốc độ phản hồiTốc độ bản ghi truy cập của DNS phụ thuộc vào Nameserver Thời gian phản hồi của NameServer ảnh hưởng lớn đến tốc độ truy cập vào website.
Ví dụBản ghi DNS (A Record): Tên miền example.com có A record là 192.0.2.1. Khi ai đó nhập example.com vào trình duyệt, nameserver sẽ lấy A record này để kết nối đến IP 192.0.2.1, nơi trang web đang được lưu trữ.Tên miền example.com có nameserver ns1.provider.com và ns2.provider.com. Khi nhận được yêu cầu truy cập, các nameserver này sẽ tra cứu các bản ghi DNS (như A, MX, CNAME) và trả về IP hoặc dịch vụ tương ứng cho người dùng.

Tại sao cần thay đổi Nameserver cho tên miền

Người dùng cần phải thay đổi Nameserver của tên miền khi muốn chuyển trang web sang nhà cung cấp dịch vụ khác, hoặc khi mong muốn sử dụng một gói web hosting tốt hơn, chi phí thấp hơn và phù hợp hơn với nhu cầu. Có ba lý do mà người dùng có thể cân nhắc để thay đổi Nameserver của tên miền.

  • Chuyển tên miền sang nhà cung cấp mới:
  • Đổi DNS A record.
  • Đổi Nameserver của domain.

Cách thay đổi Nameserver tên miền với 4 bước đơn giản

Dưới đây là 4 bước đơn giản để thay đổi Nameserver đơn giản mà DNCLOUD muốn gửi đến bạn:

Bước 1: Truy cập vào nhà cung cấp tên miền mà bạn đang sỡ hữu

  • Đầu tiên bạn mở trình duyệt lên và truy cập vào nhà cung cấp tên miền mà bạn đã đăng kí và đang sử dụng.

Bước 2: Tiến hành lấy thông tin của Nameserver

Lấy thông tin của Nameserver thường có 2 cách.

  • Cách 1: Bạn có thể lấy thông tin Nameserver từ thông báo gmail của nhà cung cấp đã gửi cho bạn khi bạn đăng kí tên miền. Bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp nhà cung cấp để lấy thông tin Nameserver của mình.
  • Cách 2: Lấy thông tin từ tài khoản dịch vụ hosting mà bạn đã đăng kí bằng cách truy cập vào truy cập vào tài khoản của mình và truy cập những bước sau: Đăng nhập vào tài khoản hosting mà bạn đã đăng kí > Sau đó bạn vào phần quản lí tên miền > Chọn tên miền mà bạn muốn thay đổi > Chọn vào phần quản lí Nameserver. Đây là thao tác khá đơn giản để xem thông tin Nameserver tại DNCLOUD.
Tiến hành lấy thông tin của Nameserver

Tiến hành lấy thông tin của Nameserver

Đọc thêm: Hosting là gì? Những kiến thức cần biết về web hosting

Bước 3: Tiến hành thay đổi Nameserver

Những thông tin khi thay đổi Nameserver mà bạn cần lưu ý:

  • Nameserver 1 – Được gọi là Nameserver chính.
  • Nameserver 2 – Được gọi là Nameserver phụ.
  • Còn có thêm Nameserver 3 và 4 bạn có thể điền hoặc không cần điền cũng được.
Tiến hành thay đổi nameserver

Tiến hành thay đổi nameserver

Bước tiếp theo bạn sẽ nhập Nameserver của nhà cung cấp đã cấp cho bạn ở bước 2. Bạn cần điền vào các ô tương ứng

Bước 4: Hoàn thành

Sau khi bạn đã hoàn thành quá trình thay đổi. Thời gian xác thực có thể mất từ 1 tiếng đến 2 ngày để bạn có thể hoạt động với tên miền mới.

Những trang web trực tuyến tra cứu Nameserver dễ dàng

Dưới đây là những trang web tra cứu nameserver trực tuyến dễ dàng mà DNCLOUD muốn gửi đến bạn:

Những trang web trên sử dụng khá đơn giản bạn chỉ cần nhập tên miền vào và tiến hành tra cứu. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng lệnh Terminal (dành cho người dùng nâng cao).

  • Nếu bạn đã quá quen thuộc với các lệnh trên Terminal bạn có thể mở Command Prompt (Windows) hoặc Terminal (Mac/Linux).
  • Sau đó nhập lệnh: nslookup -type=NS yourdomain.com và hệ thống sẽ trả về thông tin Nameserver tên miền của bạn.

Lời kết

Qua bài viết trên hi vọng bạn sẽ hiểu rõ sâu về Nameserver là gì? Và cách thay đổi Nameserver và DNCLOUD đã chia sẻ cho bạn. Nếu có thắc mắc gì xin vui lòng để lại bình luận phía bên dưới đội ngũ DNCLOUD sẽ hỗ trợ bạn sớm nhất có thể.

Bài viết liên quan

Hosting là gì? Những kiến thức cần biết về web hosting

Hosting doanh nghiệp là gì?

Hosting Nvme là gì?

Domain là gì? Giải thích chi tiết về tên miền cho người mới

Địa chỉ IP là gì? Tổng hợp kiến thức cho người mới

Server là gì? Những điều cần biết về máy chủ

Related Posts

Để lại bình luận

DNCLOUD cung cấp dịch vụ Hosting, Tên miền, VPS, Máy chủ vật lý, chứng chỉ SSL chất lượng #1 Việt Nam. 

Copyright @2023  All Right Reserved – Designed and Developed by DNCLOUD