PHP là ngôn ngữ lập trình mà hầu hết các lập trình viên đều sử dụng trong IT. Vậy PHP là gì? Vai trò của PHP trong việc phát triển phần mềm là gì? Cùng DNCLOUD cùng đi tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình PHP cũng như những kiến thức liên quan nhé!
Contents
- 1 PHP là gì?
- 2 PHP ứng dụng gì vào trong lập trình?
- 3 Ưu và nhược điểm của ngôn ngữ PHP
- 4 Một số yếu tố có trong ngôn ngữ PHP
- 5 Tại sao sử dụng ngôn ngữ PHP?
- 6 Sự khác biệt giữa PHP và các ngôn ngữ lập trình khác
- 7 Những tiêu chí để trở thành lập trình viên PHP
- 8 Mức thu nhập của lập trình viên PHP là bao nhiêu?
- 9 Lời kết
PHP là gì?
PHP là từ viết tắt của Hypertext Preprocessor. Đây là ngôn ngữ hay mã lệnh kịch bản mã nguồn mở và cũng là tập hợp con của các ngôn ngữ script như JavaScript và Python. Ngôn ngữ PHP được phát triển chủ yếu các ứng dụng từ máy chủ, bên cạnh đó còn sử dụng trong fontend và backend.
Các lập trình viên viết PHP sẽ nhúng vào trong trang HTML bằng cách sử dụng cặp thẻ <?php ?>. Các tập lệnh PHP chỉ có thể diễn giải trên máy chủ đã cài đặt ngôn ngữ PHP. Ngôn ngữ PHP thường sẽ rất thích hợp với lập trình website bởi nó có thể kết nối với các website khác sử dụng HTML. Vì thế, PHP được nhiều người đánh giá là dễ đọc và cũng là ngôn ngữ phổ biến nhất khi các PHP Developer buộc phải học trước khi vào nghề.
PHP ứng dụng gì vào trong lập trình?
Ngôn ngữ PHP thường sẽ tập trung vào việc thiết lập chương trình trong server. Vì vậy bạn có thể sử dụng thao tác khác nhau bên cạnh tạo dữ liệu, nhận dữ liệu cookie trong làm việc, tạo nội dung website. Không những thể, PHP còn nhiều công dụng rất nhiều
Một số ứng dụng PHP trong việc lập trình:
- Thiết lập và cấu hình máy chủ: Đây là ứng dụng chủ yếu của PHP. Các PHP Developer phải thực hiện các thao tác như phân tích mã nguồn PHP, xây dựng máy chủ và trình duyệt web.
- Tạo các dòng lệnh: Các lập trình viên sẽ tạo ra các dòng tập lệnh thực hiện mã PHP mà không cần máy chủ. Kiểu lập trình này thường được sử dụng trên nền tảng hệ điều hành Linux hay Windows.
- Xây dựng ứng dụng làm việc: Từ các điểm mạnh vốn có của PHP bạn có thể ứng dụng để xây dựng phần mềm. Thường các lập trình viên sẽ sử dụng PHP-GTK làm nền tảng xây dựng phần mền vì PHP-GTK là nhánh mở rộng của PHP và nó không có sẵn trong các phiên bản hiện nay.
- Hỗ trợ các loại cơ sở dữ liệu khác nhau: Một trang website được hỗ trợ tốt sẽ giúp quản lý dữ liệu, sao lưu cho việc vận hành đặc biệt là backup dữ liệu nếu gặp sự cố tình trạng tấn công an ninh mạng.
Ưu và nhược điểm của ngôn ngữ PHP
Ưu điểm
- Mã nguồn mỡ và miễn phí: PHP sử dụng miễn phí nên sẽ giúp tiết kiệm ngân sách cho các dự án thiết kế. Việc học và sử dụng nó cũng rất dễ dàng, chỉ cần bạn chăm chỉ và siêng năng trong từ 3 – 6 tháng đã sử dụng thành thục ngôn ngữ này.
- Tính linh hoạt: Vì PHP là ngôn ngữ đa nền tảng trên các hệ điều hành như Windows, Linux, macOS,… Hơn hết, ngôn ngữ này còn có khả năng kết hợp với nhiều ngôn ngữ lập trình khác để xây dựng các tính năng công nghệ một cách hiệu quả.
- Hệ thống thư viện phong phú, tính cộng đồng cao: Do PHP là mã nguồn mở, lại dễ sử dụng và phổ biến và việc tìm kiếm thư viện code hay các hàm liên quan đến PHP có thể dễ dàng tìm kiếm. Ngoài ra, bạn cũng sẽ nhận giúp đỡ từ các diễn đàn, nhóm chuyên gia hay các cộng đồng lớn về PHP giúp việc học và làm thuận tiện và trở nên dễ dàng hơn.
- Hỗ trợ đa dạng cơ sỡ dữ liệu: PHP có thể hỗ trợ đang dạng các dữ liệu nhờ khả năng kết nối với các dữ liệu khác nhau như MySQL, SQLite, PostgreSQL, MS-SQL,…
Nhược điểm
Mặc dù PHP đem lại những lợi ích nhưng ngôn ngữ này còn một số điểm còn hạn chế như:
- Vấn đề bảo mật: Bởi vì bản chất của PHP là mã nguồn mở chính vì thế các lỗ hỏng trong mã nguồn thường được tiết lộ và công khai sau khi được tìm thấy. Điều này sẽ gây bất lợi nếu các lỗ hổng này bị khai thác cho các mục đích xấu trước khi sửa chữa.
- Giao diện không đẹp mắt: PHP chỉ hoạt động trên các website và giao diện không được gọn gàng và đẹp mắt. Sự bảo mật và hiệu suất của ngôn ngữ này cũng chưa tốt.
Một số yếu tố có trong ngôn ngữ PHP
Scripting language là gì?
PHP Scripting language hay còn gọi là ngôn ngữ kịch bản. Đây là một nhánh của ngôn ngữ lập trình và cũng là ngôn ngữ tự động hoá việc thực hiện các tác vụ trong môi trường runtime đặc biệt. Tập tin chứa mã lệnh được viết bằng ngôn ngữ kịch bản như PHP có thể chạy trực tiếp trên máy mà không cần chuyển sang một định dạng nào khác. Để thực hiện các hành động cụ thể thì ngôn ngữ này sẽ yêu cầu bạn phải xác định trước một trang web tĩnh (bao gồm HTML và CSS).
PHP mã nguồn mở
PHP mã nguồn mở là phiên bản được cung cấp hoàn toàn miễn phí. PHP có thể chạy tốt trên nhiều các hệ điều hành như Windows, Linux, macOS và cũng là ngôn ngữ đang được ưu chuộng nhất hiện nay.
Tập tin PHP là gì?
Tập tin PHP là tệp văn bản chứa mã lệnh được viết bằng ngôn ngữ PHP và được lưu trên máy chủ hoặc máy tính với phần mở rộng .php. Việc tạo hay chỉnh sửa các nội dung của tệp tin có thể thực hiện trên các công cụ hiệu chỉnh văn bản như Notepad, TextEdit, Getdit hoặc Vim.
Ví dụ về tệp tin PHP:
<?php
// Hiển thị một thông báo
echo “Chào mừng bạn đến với website!”;
?>
Tại sao sử dụng ngôn ngữ PHP?
PHP không phải là ngôn ngữ script từ phía server, tuy nhiên nó lại có lợi thế cạnh tranh cao hơn so với đổi thủ nếu chạy wordpress. Vì Wordpress được xây dựng dựa trên từ PHP, nếu bạn đang muốn sử dụng Wordpress thì bạn phải bắt buộc phải học và tìm hiểu kĩ về PHP.
Một số lý do vì sao nên sử dụng PHP:
- Dễ học: Bạn có thể học một cách dễ dàng bởi vì cộng đồng và tài liệu thư viện lớn, hỗ trợ rất nhiều trong việc tìm kiếm.
- Sử dụng rộng rãi: Hiện nay, PHP được sử dụng để tạo nên các trang Blog, Thương mại điện tử, phương tiện truyền thông,… Được thống kê cho thấy khoảng 79% các trang web đều sử dụng loại ngôn ngữ này.
- Hoàn toàn miễn phí: PHP là mã nguồn mở và được sử dụng miễn phí mà không cần bạn phải bỏ chi phí lớn nào.
- Tương thích hầu hết các máy chủ được sử dụng rộng rãi như hiện nay (Apache, IIS,…).
- Khả năng tích hợp dữ liệu: PHP hỗ trợ các loại dữ liệu như: Oracle, Sybase, MySQL, DB2…
Sự khác biệt giữa PHP và các ngôn ngữ lập trình khác
PHP là ngôn ngữ lập trình không chạy trên trình duyệt web mà chủ yếu chạy trên một máy chủ web. Nếu bạn truy cập vào một web bất kì thì máy chủ sẽ lập tức thực thi lệnh PHP được liên kết sau đó trả lại website cho bạn.
- Với HTML: Ngôn ngữ này thường được sử dụng chủ yếu tạo nên trang web cơ bản. Hầu hết các trang web trên thị trường hiện nay đều sử dụng ngôn ngữ này để xây dựng website.
- Với CSS: Sử dụng với mục đích để thiết kế cho website đẹp mắt. CSS có nhiều hiệu ứng khác nhau nhờ vậy các lập trình viên sử dụng các hiệu ứng này tạo nên giao diện đẹp mắt và cuốn hút người dùng.
- Với JavaScript: Sử dụng JavaScript bạn có thể tạo ra trang web động có tính tương tác đơn giản và có thể đặt các phép tính, điều kiện khác nhau để kiểm tra phản ứng của website trong thực tế.
Những tiêu chí để trở thành lập trình viên PHP
Khả năng tự học
Nếu bạn muốn trở thành một IT để phát triển sự nghiệp thì quan trọng nhất là bạn phải tự học rất nhiều, và cân nhắc có các bằng chứng chỉ hay cử nhân liên quan đến công nghệ thông tin, đặc biệt là các ngành liên quan đến máy tính, kỹ thuật phần mềm hoặc lập trình. Ngoài những yếu tố trên, bạn cần phải luôn update các kiến thức mới nhất và phải thường xuyên thay đổi để bắt kịp công nghệ 4.0 như hiện nay.
Khả năng ngoại ngữ
Không chỉ riêng đối với ngành lập trình PHP, lợi thế về ngoại ngữ đặc biệt về tiếng Anh là rất quan trọng. Đặc biệt, khi hầu hết các phần mềm máy tính đều dùng ngôn ngữ tiếng Anh để vận hành. Do đó, nếu bạn không có khả năng ngoại ngữ tốt việc phát triển sự nghiệp ở ngành này sẽ gặp nhiều khó khăn.
Khả năng giao tiếp
Đối với một lập trình viên PHP không chỉ làm việc trên máy tính không mà còn phải làm việc với các phòng ban khác để truyền đạt ý tưởng của mình để người khác hiểu giúp cho công việc có hiệu suất cao. Do đó, khả năng giao tiếp là một kỹ năng quan trọng đối với các IT.
Mức thu nhập của lập trình viên PHP là bao nhiêu?
Mức thu nhập của một lập trình viên tại Việt Nam khác cao so với các ngành nghề khác. Đối với sinh viên ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, mức lương thường dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng. Còn đối với những người đã có kinh nghiệm trên 1 năm thì mức thu nhập có thể trên 18 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, nếu bạn có khả năng giỏi am hiểu về công nghệ thông tin thì mức lương của một lập trình viên có thể lên đến 50 triệu đồng/ tháng.
Có thể thấy mức lương của ngành này vô cùng là hấp dẫn, các nhà tuyển dụng có thể chi ra một số tiền lớn để thu hút nhân tài. Tuy nhiên, mức lương này chỉ có tính chất tham khảo và có thể cao hoặc thấp tuỳ vào quy mô của công ty, vị trí, yêu cầu công việc,…
Lời kết
Như vậy, bài viết này đã giúp bạn giải đáp những câu hỏi PHP là gì và tổng quan về các kiến thức về ngôn ngữ này. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp ích được cho bạn có những kiến thức mới. Nếu bạn có những thắc mắc gì hãy để lại bình luận DNCLOUD sẽ giải đáp thắc mắc của bạn nhanh nhất có thể. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: Thiết kế website là gì? Tại sao cần thiết kế website