Với sự phát triển công nghệ hiện nay, doanh nghiệp luôn gắn liền với các hoạt động hệ thống thông tin. Để đảm bảo việc vận hành cũng như quản lý hệ thống thông tin một cách chính xác và ổn định thì doanh nghiệp (hoặc cá nhân) cần phải có một server. Vậy Server là gì? Gồm những loại hình nào cùng DNCLOUD tìm hiểu trong bài viết dưới đây:
Contents
Server là gì?
Server hay còn được gọi là máy chủ là một máy tính hoặc hệ thống (gồm phần cứng và phần mềm) được kết nối mạng máy tính hoặc Internet có thể chạy trên 1 hay nhiều máy tính và có địa chỉ IP tĩnh. Trên máy chủ sẽ được cài đặt các phầm mềm cho phép các máy tính khác truy cập và yêu cầu cung cấp các dịch vụ tài nguyên.
So với máy tính bình thường thì Server giống như một máy tính hoạt động với nhiều tính năng vượt trội hơn. Ngoài ra, nó cũng có năng lực lưu trữ cũng như năng lực xử lý dữ liệu lớn hơn để phục vụ client trên cùng một mạng máy tính hay Internet. Máy chủ chính là nền tảng cung cấp bất kì dịch vụ nào trên Internet như website, ứng dụng hay các trò chơi…
Ví dụ: Khi bạn truy cập website, trình duyệt sẽ gửi yêu cầu đến server và hiển thị nội dung website mà server gửi về.
Hệ thống Server gồm những gì?
Một máy chủ có hệ thống ổn định và hiệu quả không thể thiếu các thành phần sau đây:
Mainboard server (Bo mạch chủ)
- Nền tảng quan trọng của máy chủ, quyết định đến hiệu năng, độ ổn định và khả năng mở rộng của Server
- Kết nối và truyền dữ liệu giữa các thiết bị trong máy
- Tích hợp được với các linh kiện như card màn hình, âm thanh, card đồ họa
Bộ xử lý CPU (Central Processing Unit)
- Bộ xử lý trung tâm của toàn hệ thống được ví như “bộ não” cúa máy tính
- Chịu trách nhiệm thực thi lệnh, điều khiển hoạt động và xử lý dữ liệu.
- Intel và AMD là hai thương hiệu được nhiều người sử dụng.
Bộ nhớ RAM (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên)
- Được gọi như ” bàn làm việc” tạm thời của CPU.
- Lưu trữ tạm thời dữ liệu, chương trình và hệ điều hành đang được sử dụng.
- Có 2 loại chính là SDR và DDR, với DDR có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn.
Ổ đĩa cứng (HDD – Hard Disk Drive)
- Lưu trữ dữ liệu một cách an toàn và lâu dài.
- Có thể gắn nhiều HDD để tăng lưu trữ được nhiều dữ liệu
- Các chuẩn giao tiếp phổ biến như SATA, NVMe sẽ ảnh hưởng đến tốc độ truyền dữ liệu giữa ổ cứng và máy tính. Bạn có thể sử dụng chuẩn giao tiếp cao như SCSI để tăng tốc độ và đảm bảo kết nối trong hệ thống mạng nội bô.
Card RAID
- Kết hợp phần cứng thành hệ thống để quản lý và điều khiển nhiều ổ cứng.
- Giúp dữ liệu được bảo vệ an toàn hơn, giảm thiểu rủi ro mất mát dữ liệu khi có ổ cứng bị lỗi.
Phân loại Server
Trên thi trường hiện nay có rất nhiều máy chủ khác nhau, dựa vào phương pháp tạo thành máy chủ có thể phân loại thành 3 máy chủ cụ thể như sau:
Máy chủ vật lý (Dedicated Server)
Là máy chủ được chạy trên phần cứng và được hỗ trợ các thiết bị riêng biệt như RAM, HDD, CPU, Card mạng,…Nếu muốn thay đổi hoặc nâng cấp thì phải thay đổi phần cứng nên việc thuê máy chủ vật lý bạn cần chọn những nơi uy tín và hỗ trợ tốt.
Máy chủ ảo (Virtual Private Server – VPS)
Máy chủ ảo VPS là server ảo riêng biệt cho phép được tách nhiều máy ảo khác nhau bằng công nghệ ảo hóa. Máy chủ ảo cũng có chức năng chia sẻ tài nguyên tương tự như máy chủ vật lý. VPS có thể dễ dàng nâng cấp thông qua phần mềm hệ thống.
Máy chủ đám mây (Cloud Server)
Là một loại máy chủ ảo được xây dựng trên nền tảng điện toán đám mây nên server dễ dàng nâng cấp từng phần mà không bị gián đoạn quá trình sử dụng. Và có sự kết hợp từ các Server vật lý gốc khác nhau với hệ thống lưu trữ SAN với tốc độ truy xuất vượt trội giúp máy chủ hoạt động ổn định.
Phân loại chức năng Server
Ngoài ra chúng ta dựa theo vào chức năng để phân loại:
- Web Server: Là máy chủ với cấu hình chạy các ứng dụng web của trang web với mục đích nhằm phục vụ người dùng mua hàng hay đọc tin tức.
- Database servers: Là máy chủ cơ sở dữ liệu có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính nhất quán và an toàn của dữ liệu trong môi trường mạng.
- Mail servers: Là máy chủ Mail như Gmail, Yahoo mail, Amazon mail service.có hiệm vụ chính là nhận và gửi các email giữa các người dùng.
- File servers: Là máy chủ lưu trữ file như Dropbox, One Drive, Google Drive,…
- Game servers: Là máy chủ trò chơi, được thiết lập để hỗ trợ trải nghiệm chơi game đa người chơi trực tuyến.
- Application servers: Là máy chủ ứng dụng, sử dụng để triển khai các ứng dụng web, database.
Vai trò của Server là gì?
Vai trò chính của Server là lưu trữ và xử lý dữ liệu, sau đó qua mạng LAN hoặc Internet chuyển đến các máy trạm liên tục 24/7 cho người dùng.
Đối với doanh nghiệp: Đây là bộ phận nơi lưu trũ, quản lý thông tin của doanh nghiệp. Máy chủ tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng độ uy tín và trải nghiệm người dùng hơn trên website. Vì thế, doanh nghiệp cần đầu tư tối ưu vào phần cứng của máy chủ mà không cần thiết phải đầu tư vào nhiều vào các máy trạm cá nhân khác.
Đối với cá nhân: Ví dụ bạn đang kinh doanh quán net thì phải bắt buộc sử dụng máy chủ để kết nối với máy trạm khác. Từ đó ta thấy Server cũng có vai trò lưu trữ và vận hành chính những dữ liệu của một hệ thống.
Câu hỏi thường gặp về Server
Tại sao luôn phải bật máy chủ?
Máy chủ luôn phải bật 24/7 bởi vì chúng được dùng để cung cấp các dịch vụ liên tục. Khi máy chủ lỗi, chúng sẽ gây nhiều hậu quả lớn cho người dùng mạng và công ty. Để giảm bớt điều này , thường các máy chủ sẽ thiết lập khả năng chịu lỗi.
Nên mua hay thuê máy chủ?
Đây là câu hỏi khiến nhiều doanh nghiệp hay người dùng cá nhân băn khoăn, đắn đo rất nhiều. Để nên mua hay thuê máy chủ cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lĩnh vực kinh doanh, quy mô hoạt động, chi phí vận hành, yêu cầu kỹ thuật của doanh nghiệp.
Thuê server sẽ phù hợp đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, người dùng cá nhân, không có đội ngũ kỹ thuật chuyên môn cao vì khi để một server chạy ổn định và hạn chế bị xảy ra sự cố cần đầu tư rất nhiều về trang thiết bị và hoạt động quản lý, bảo trì. Do đó nếu doanh nghiệp đủ nguồn lực và quy mô lớn có thể cân nhắc mua máy chủ để tự chủ trong doanh nghiệp.
Xem thêm: Top 5 nhà cung cấp VPS tốt nhất hiện nay
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc và cung cấp thông tin server là gì và những điều cần biết về máy chủ. Mong bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức sâu hơn về server. Đừng quên thường xuyên truy cập vào DNCLOUD để cập nhật nhiều tin tức hay ho nhé!