Uptime hay Downtime là 2 thuật ngữ khá quen thuộc trong Web hosting hay website hiện nay. Khi vận hành một website hay bất kì một dịch vụ trực tuyến nào đó việc duy trì khả năng ổn định và không bị gián đoạn là cực kì quan trọng. Vậy Uptime là gì? Và lí do tại sao nó quan trọng cho trang web. Cùng DNCLOUD tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Contents
Uptime là gì?
Uptime là một thuật ngữ dùng để chỉ khoảng thời gian một hệ thống, dịch vụ hoặc trang web hoạt động trơn tru liên tục mà không bị gián đoạn hay bị ngắt quãng bởi các sự cố. Ngoài ra uptime trong lĩnh vực web hosting còn biểu thị thời gian mà máy chủ hoặc dịch vụ hosting có thể duy trì trạng thái máy chủ đang hoạt động và website ổn định.
Ví dụ: Nếu một nhà cung cấp dịch vụ web hosting cam kết đảm bảo thời gian uptime là 99,9% nghĩa là trang web của bạn sẽ tối đa ngừng hoạt động khoảng 8 tiếng giờ trong 1 năm, còn lại sẽ đảm bảo hoạt động trơn tru mà không có gián đoạn trong thời gian đó.
Lưu ý: Uptime là giải pháp đo lường thời gian mà các hệ thống dịch vụ hoạt động liên tục không bị ngắt quảng. Còn về SLA, đây là hợp đồng giúp cam kết các tiêu chí cũng như chất lượng dịch vụ mà các đơn vị cung cấp cho khách hàng hoặc doanh nghiệp.
Uptime được xác định qua nhiều yếu tố khác nhau, uptime có thể là giá trị tuyết đối 363 (ngày), hoặc tỉ lệ trăm là 99,9 (%). Ngoài ra cũng có nhiều cách khác để định nghĩa uptime.
Cách tính thời gian uptime
Uptime được tính bằng công thức đơn giản sau:
Uptime (%) = (Thời gian hoạt động liên tục / Tổng thời gian) x 100
- Thời giam hoạt động liên tục: Là thời gian mà hệ thống, dịch vụ máy chủ hoạt động mượt mà khi khôg gặp bất kì sự cố nào.
- Tổng thời gian: Là tổng trong một thời gian nhất định thường là tính theo ngày hoặc theo năm.
Ví dụ: Một website hoạt động 200 giờ và không hoạt động trong 1 tiếng thì thời gian uptime được tính như sau:
Thời gian Uptime = 200 / (200 + 1) x 100% = 99.50%.
Vai trò của thời gian Uptime
Thời gian Uptime là một chỉ số cực kì quan trọng, đây không chỉ là vấn đề về kỉ thuật mà còn tạo một mối liên hệ quyết định sự hài lòng của khách hàng khi sửu dụng dịch vụ. Dưới đây là những vai trò chính của thời gian Uptime.
Giúp tăng cường trải nghiệm người dùng
Khi website hoạt động mượt mà không bị gián đoạn hoặc trục trặc kĩ thuật hay sự cố thì người dùng sẽ có trải nghiệm tốt hơn, giảm tỉ lệ thoát trang và tăng khả năng quay lại trang web của bạn trong tương lai. Một hệ thống website hoạt động liên tục không chỉ giúp tăng sự hài lòng của khách hàng mà còn xây dựng lòng tin vững chắc đối với doanh nghiệp.
Khả năng truy cập liên tục
Uptime cao (thường trên 99,9%) đảm bảo rằng website của bạn luôn sẵn sàng cho người dùng truy cập. Đặc biệt là các dịp lễ lớn và các dịp khuyến mãi khi lượng khách hàng của các dịp này tăng cao đột biến.
Tham khảo ngay hosting doanh nghiệp tại DNCLOUD.
Tăng ưu thế cạnh tranh
Hiện nay, trong thị trường trực tuyến, uptime cao có thể là một ưu điểm cạnh tranh quan trọng. Khách hàng có thể chọn sử dụng dịch vụ của bạn thay vì dịch vụ của đối thủ nếu bạn có thể chứng minh cho họ cảm thấy hệ thống đáng tin hơn vì chỉ số uptime cao.
Hỗ trợ khách hàng tốt hơn
Uptime cho phép bạn cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng mà không bị gián đoạn. Giúp xây dựng mối quan hệ tốt hơn với khách hàng ở hiện tại cũng như trong tương lai.
Phục hồi dữ liệu nhanh chóng
Khả năng phục hồi dữ liệu nhanh chóng là một ưu điểm lớn của uptime. Trong các trường hợp xảy ra sự cố khả năng này giúp đảm bảo rằng dịch vụ và các hoạt động kinh doanh có thể tiếp tục mà không bị gặp gián đoạn về lâu dài.
Điều gì ảnh hưởng đến thời gian Uptime của hosting
Dưới đây là những yếu tố ảnh hướng đến thời gian hoạt động của hosting:
- Lỗi phần mềm: Lỗi phần mềm có thể dẫn đến hệ thông hoạt động không mong muốn hoặc làm gián đoạn hoạt động.
- Tấn công bảo mật: Các cuộc tấn công của hacker hay DDoS có thể dẫn đến việc hệ thống không hoạt động đúng mục đích
- Sự cố mạng: Vấn đề mạng như đường truyền bị gián đoạn hoặc lỗi cấu hình mạng có thể dẫn đến việc hệ thống không thể truy cập được từ Internet.
- Cập nhật và bảo trì: Các cập nhật hệ thống và bảo trì cần thiết có thể gây ngắt kết nối hoặc gián đoạn hoạt động của hệ thống.
- Vấn đề phần cứng: Các vấn đề với thiết bị phần cứng có thể dẫn đến việc hệ thống không hoạt động đúng như mong muốn.
Các yếu tố đảm bảo thời gian Uptime
Dưới đây là những yếu tố đảm bảo thời gian uptime:
Cơ sở hạ tầng của nhà cung cấp
Một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thời gian uptime của website là hệ thống trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ. Các trung tâm dữ liệu ở đây cần cung cấp và trang bị đầy đủ các hệ thống dự phòng như nguồn điện, hệ thống làm mát cũng như hệ thống kiểm soát độ ẩm để đảm bảo các hệ thống luôn hoạt động liên tục và ổn định. Việc này không chỉ giúp ngăn chặn các sự cố mong muốn mà còn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động trực tuyến liên tục.
Hiện nay, DNCLOUD đang cung cấp dịch vụ Web hosting uy tín hàng đầu Việt Nam đảm bảo tỉ lệ Uptime cho doanh nghiệp lên đến 99,9%.
Tham khảo ngay hosting với tỉ lệ uptime 99,9 % tại DNCLOUD chỉ từ 9,000 đồng.
Khả năng bảo mật hệ thống
Khả năng bảo mật của hệ thống cũng là yếu tố rất quan trọng không thể bỏ qua khi website được bảo mật tốt nó sẽ tránh được các vấn đề bị hacker tấn công hoặc tin tặc dẫn đến website có tình trạng bị sập. Điều này không chỉ làm giảm đi sự tin tưởng của khách hàng mà còn ảnh hưởng đến hoạt động trực tuyến của cá nhân cũng như doanh nghiệp. Khi đến với DNCLOUD bạn sẽ không cần phải lo lắng về điều này vì đã có các chứng chỉ bảo mật, điều này cho phép bạn tập trung vào việc kinh doanh mà không phải lo lắng về các vấn đề bảo mật.
Các hệ thống phần cứng dự phòng
Hệ thống dự phòng cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hướng đến thời gian uptime. Khi xảy ra sự cố mất điện nếu không có nguồn điện dự phòng, sever sẽ ngừng hoạt động dẫn đến việc website không thể truy cập. Do đó việc chọn các nhà cung cấp uy tín như DNCLOUD là rất cần thiết, Hệ thống dự phòng điện và các biện pháp an toàn khác của DNCLOUD sẽ đảm bảo rằng website của bạn luôn hoạt động trơn tru.
1 số cách tối ưu Uptime hiệu quả
Các biện pháp tối ưu uptime hiệu quả là một vấn đề quan trọng mà bạn cũng như bất kì ai cũng phải biết. Dưới đây là một số biện pháp tối ưu uptime hiệu quả mà DNCLOUD sẽ liệt kê ra giúp bạn.
Tối ưu uptime chống các cuộc tấn công độc hại
- Sử dụng các biện pháp bảo mật (WAF): Triển khai Web Application Firewall (WAF) để theo dõi và lọc lưu lượng truy cập vào ứng dụng web. WAF có khả năng ngăn chặn và nhận diện những cuộc tấn công trang web phổ biến như SQL injection và cross-site scripting.
- Cài đặt tường lửa: Thiết lập và duy trì tường lửa để ngăn chặn và kiểm soát các tin độc hài từ bên ngoài. DNCLOUD khuyên bạn thường xuyên cập nhật các hệ thống tường lửa để ngăn chặn các mối đe dọa mới.
- Mã hóa thông tin: Bảo vệ dữ liệu quan trọng bằng cách mã hóa thông tin giúp tránh việc đánh cắp thông tin hoặc thay đổi trái phép, điều này đặc biệt quan trọng khi dữ liệu được truyền qua trang web.
- Thiết lập xác thực người dùng: Đảm bảo rằng chỉ những người dùng đã được xác thực mới có thể truy cập. Sử dụng xác thực hai yếu tố (2FA) để tăng cường bảo mật.
- Sử dụng Công Cụ Bảo Mật (IDS/IPS): Triển khai các hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS) và ngăn chặn xâm nhập (IPS) để theo dõi các hoạt động đáng ngờ và thực hiện biện pháp ngăn chặn ngay lập tức.
- Đào tạo nhân viên: Cung cấp kiến thức và an toàn thông tin cho nhân viên từ việc xử dụng mật khẩu mạnh đến việc xử lí các cuộc tấn công. Nhân viên cần nắm rõ các kiến và tầm quan trọng của an ninh trong hoạt động trực tuyến.
Đối phó với các sự cố máy chủ
- Áp dụng High Availability (HA): Tận dụng công nghệ như clustering hoặc điểm truy cập từ xa để tự động chuyển hướng yêu cầu tới máy chủ khác khi máy chủ chính gặp sự cố.
- Đào tạo Nhân Viên về Quản Lý Hệ Thống: Cung cấp đào tạo cho nhân viên về cách quản lý và bảo trì hệ thống để giảm thiểu rủi ro từ lỗi con người.
- Tối ưu hóa phần cứng: Sử dụng các công cụ theo dõi và tối ưu hóa phần cứng máy chủ để giảm sự cố do lỗi phần cứng.
- Sử dụng các công nghệ tự động hóa: Sử dụng các công nghệ này để tự động khắc phục khi sự cố bất ngờ xảy ra.
- Sử dụng các công nghệ sao lưu: Bạn nên tạo ra các kế hoạch sao lưu để tránh trường hợp khi hệ thống gặp sự cố sẽ tự động sao lưu.
Tránh quá tải lưu lượng truy cập (traffic)
- Tối ưu hóa các tài nguyên hệ thống: Sử dụng các công cụ theo dõi và tối ưu hóa tài nguyên hệ thống như CPU, bộ nhớ và các dung lượng đĩa để giảm chịu tải cho hệ thống.
- Sử dụng cache: Sử dụng các cơ chế cache để giảm tải cho hệ thống và số lần truy cập đến cơ sở dữ liệu.
- Giới hạn truy cập: Đặt ra giới hạn cho số lượng truy cập từ mỗi IP hoặc người dùng để tránh tình trạng quá tải. Điều này giúp duy trì sự ổn định trong thời điểm có lưu lượng đột ngột.
- Triển khai CDN (Mạng Phân Phối Nội Dung): Kết hợp với CDN để phân phối nội dung tới các máy chủ gần người dùng, giúp giảm tải cho máy chủ gốc và cải thiện tốc độ truy cập.
Xem thêm: Hosting là gì? Tổng hợp kiến thức về web hosting cho người mới.
Xem thêm: Hosting doanh nghiệp là gì?
Xem thêm: Website là gì? Làm sao để tạo ra một website.
Xem thêm: SSL LÀ GÌ? Tại sao SSL rất quan trọng cho website mới nhất 2024.
Lời kết
Uptime là một yếu tố vô cùng quan trọng giành cho bạn hay các doanh nghiệp khi sỡ hữu website cần lưu ý khi lựa chọn dịch vụ hosting. Nó không chỉ ảnh hưởng đến người dùng mà còn ảnh hưởng đến thứ hạng và doanh thu của trang web. Việc lựa chọn một nhà cung cấp hosting cam kết uptime 99,9% như DNCLOUD sẽ giúp trang web của bạn hoạt động ổn định và hiệu quả.
Qua chia sẽ về những kiến thức thời gian uptime DNCLOUD hi vọng bạn sẽ nắm được những kiến thức và áp dụng được những kiến thức đó. Nếu có thắc mắc gì hãy để lại bình luận phía bên dưới đội ngũ chúng tôi sẽ hỗ trợ sớm nhất. DNCLOUD xin chân thành cảm ơn.