Website là gì? Làm sao để tạo ra một website

bởi Võ Thị Hồng Ánh
website là gì?

Website không còn là từ ngữ xa lạ đối với thời buổi công nghệ phát triển như hiện nay. Tuy vậy, nhưng cũng có nhiều thắc mắc về khái niệm website và cách thức website vận hành ra sao. Cùng DNCLOUD tìm hiểu ý nghĩa thật sự của một trang website là gì? Và làm thế nào để tạo ra một trang website nhé!

Website là gì?

Website là tập hợp các trang chứa thông tin như hình ảnh, video, âm thanh, văn bản,… nằm trên một tên miền(domain) và được lưu trữ trên máy chủ web(web server). Website được người dùng truy cập từ xa thông qua mạng Internet.

website là gì?

Website là gì?

Mỗi một website tồn tại dưới tập tin HTML hoặc XHTML có thể truy cập bằng giao thức HTTP hoặc HTPS. Website có thể xây dựng từ các tập tin HTML (website tĩnh) hoặc có thể vận hành với các CMS chạy trên máy chủ (website động). Website không chỉ sử dụng xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình HTML, ngoài ra còn có những ngôn ngữ lập trình khác như: PHP, JavaScript,… Ví dụ về website dncloud.net, google.com, pinterest.com.

Phân biệt giữa trang website và website

Từ ” website” và “web page” không có từ nào để miêu tả đúng về tính chất của nó trong tiếng Việt nên hai thuật ngữ này dễ bị nhầm lẫn và gộp chung vào thành từ ” trang web”. Các trang web được dùng cho nhiều thể loại khác nhau như: website cá nhân, trang web công ty, trang web chính phủ, hay website tổ chức,…

Còn thuật ngữ website(web site) là cách viết gốc của từ tiếng Anh,đôi khi được viết hoa “Web site” vì “Web” là danh từ riêng khi đề cập đến World Wide Web, biến thể này đã trở nên hiếm khi được sử dụng và “website” đã trở thành cách viết chuẩn. Để hiểu rõ hơn về 2 thuật ngữ này, bạn hãy xem phần dưới đây:

Trang web là gì?

Trang web tiếng Anh gọi là Webpage, là một tập hợp chứa văn bản, hình ảnh, video có tích hợp với website và được thực hiện trên trình duyệt web

Trang web là gì?

Trang web là gì?

Một trình duyệt chỉ chứa một trang web duy nhất hiển thị trên màn hình máy tính hay thiết bị di động. Trình duyệt web chứa nhiều tài nguyên web như hình ảnh, thông tin và chủ đề cụ thể nhằm thể hiện thông tin, tài liệu hoặc nội dung cho một trang web. Thường trang web sẽ bị nhầm là một website, nhưng thực tế thì trang web là một phần nào đó của website.

Trang thông tin điện tử là gì?

Trang thông tin điện tử (website) là hệ thống tin dùng để thiết lập một hoặc nhiều trang thông tin được trình bày dưới dạng ký hiệu, số, chữ viết, hình ảnh, âm thanh và các dạng thông tin khác phục vụ cho việc cung cấp và sử dụng trên internet.

                                                       Theo đề 21 nghị định 72/2013/NĐ-CP

Website hoạt động như thế nào?

Website hoạt động như thế nào?

Website hoạt động như thế nào?

Như bạn đã biết một website sẽ gồm nhiều webpage (trang con) là tập hợp các tập tin dạng HTML hoặc XHTML được lưu trữ trên máy chủ (web server). Website nói tóm gọn lại như là một kho tài liệu khổng lồ bao gồm các tài liệu kỹ thuật số, website, webpage,…

Người dùng có thể truy cập web qua các trình duyệt như Google, Cốc Cốc, Opera, Microsoft Edge, Mozilla Firefox, Safari,… thông qua Internet để truy cập vào máy chủ. Bạn có thể chia sẻ thông tin trên bằng email hay giao thức FTP, web là một trong nhiều cách chia sẻ thông tin đến với mọi người.

Để trang web hoạt động bao gồm những thành phần sau:

  • Mã nguồn (Source Code): Đây là hệ thông bao gồm một hay nhiều tập tin được viết bằng ngôn ngữ lập trình và tạo nên giao diện người dùng trên trang web.
  • Web Hosting (Lưu trữ web): Là máy chủ lưu trữ mã nguồn và các thành phần khác của trang web.
  • Domain (Tên miền): Là địa chỉ trang web hoạt động trên Internet để người dùng truy cập vào website của bạn dễ dàng hơn.

 Xem thêm: Hosting là gì? Tổng hợp về kiến thức Hosting.

Sau cùng, bạn cần kết nối với mạng Internet thì website của bạn mới hoạt động được. Và đây cũng là cơ sở để người dùng truy cập dễ dàng vào website của bạn. Nếu không kết nối bạn chỉ có thể truy cập vào trong cùng một hosting hoặc mạng nội bộ (LAN).

Giao diện website bao gồm thành phần nào?

Tổng quát về website có thể nhiều người đã rõ, sau đây DNCLOUD sẽ phân tích bố cục của một website cơ bản và phổ biến. Bởi mỗi một website có thể thay đổi theo nhu cầu và bố trí đặc thủ của mỗi doanh nghiệp phù hợp với họ.

Header

Header là thuật ngữ được đặt cho một biểu tượng hay một dải chính ở trên đầu, và header sẽ được đặt ở vị trí đầu trang và hiển thị những trang phụ.

Header

Header- Hiển thị ở vị trí đầu trang

Phần này bao gồm: menu điều hướng, logo, hotline, giỏ hàng, ngôn ngữ, đăng nhập/đăng ký,… Có những trang web đặc biệt sẽ không làm phần header này vì lý do tránh làm người dùng sao nhãng, tăng tỷ lệ thành công chuyển đổi.

Slider – Thanh trượt là thuật ngữ dùng để trình chiếu thông tin trên những thanh trượt. Ở những trang web trước đây còn được gọi là banner nếu Slider này là 1 ảnh tĩnh. Slider thường được đặt ở dưới header và được đầu tư về hình ảnh rất nhiều nhằm giới thiệu nổi bật về doanh nghiệp, dịch vụ, sản phẩm.

Slider

Slider – Được đặt dưới header

Hình ảnh được cài đặt trượt ngang tương tự như slide hoặc một hướng nào đó nhất định và đính kèm những hiệu ứng (dạng carousel). Tại đây, người ta cũng sẽ tích hợp nút điều hướng người dùng xem ảnh tiếp theo hoặc trở về ảnh trước đó.

Content Area

Đây là một thành phần quan trọng nhất của trang web. Content Area là phần nội dung chính của website, nơi đây chứa các văn bản, hình ảnh, video,… theo nhiều hình thức khác nhau. Phần này bạn nên tập trung vào nội dung dễ nhìn, dễ đọc để giữ chân người đọc ở lại lâu hơn.

Ngoài ra, đây cũng là phần Google đánh giá website của bạn có hay không. Đối với các web thực hiện SEO thì đây là phần ưu tiên nhất và đầu tư nhất.

Content-Area

Content Area

Slidebar thường được hiển thị ở bên cạnh các thành phần chính của trang web. Vị trí còn phụ thuộc vào mục đích của trang web, thường nó sẽ nằm bên phải hoặc bên trái website, trên header hoặc footer của trang web.

Sidebar

Sidebar – Hiển thì bên cạch các thành phần chính

Đây cũng là phần cuối cùng của trang web, được đặt vị trí ở chân trang. Footer thưởng để các thông tin bản quyền, các liên kết nhanh, thông tin liên hệ như fanpage, social network,…Đây là phần không thể thiếu khi bạn thiết kế website.

Footer

Footer – Nằm ở chân trang

Những loại website phổ biến hiện nay

Có rất nhiều loại website tùy thuộc vào tiêu chí sẽ khác nhau. Dưới đây là 3 loại phổ biến nhất:

Theo cấu trúc lập trình

Theo cấu trúc lập trình thì sẽ được chia thành 2 loại chính sau:

  • Web tĩnh: Được sử dụng bằng ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS, JavaScript, âm thanh, video,..để tạo ra một website. Các web sẽ ở dưới dạng tập tin “.htm” hoặc “.html” và nội dung sẽ cố định không chỉnh sửa được. Và nếu chỉnh sửa trên web tĩnh thường sẽ khó khăn và phải am hiểu về HTML.
  • Web động: Trái ngược lại với web tĩnh, web động có thể dễ dàng chỉnh sửa, thêm trang tùy chỉnh nội dung tùy thích trên website. Các ngôn ngữ để tạo ra web động thường phức tạp hơn web tĩnh như PHP, ASP.NET và một cơ sở dữ liệu như SQL Server hay MySQL. Hiện nay, đa số thường sử dụng web động nhiều.

    Sự khác nhau giữa web động và web tĩnh

    Sự khác nhau giữa web động và web tĩnh

Theo mục đích chính của website

Khi bắt đầu xây dựng website thì mỗi người đều có mục đích thiết kế và xây dựng thương hiệu. Từ đó lên ý tưởng và giao diện website. Hiện nay, đa số mọi người tạo website theo mục đích như website cá nhân, website doanh nghiệp để giới thiệu công ty, bán hàng, tin tức hay xây dựng thương hiệu cá nhân

Theo lĩnh vực

Mỗi một website thường tồn tại theo mục đích nào đó, chẳng hạn như lĩnh vực công nghệ, thức ăn, tài xế, bán hàng, xây dựng, nội thất, nhà hàng thì mỗi lĩnh vực sẽ có những thiết kế, giao diện, màu sắc khác nhau phù hợp với mục đích riêng.

  • Blog: Cung cấp thông tin, tin tức nào đó
  • Website giải trí:  Cho người dùng nghe nhạc, xem phim, chơi game
  • Website chính phủ: Cung cấp những thông tin vĩ mô như kinh tế, y tế,…
  • Website giáo dục: Như các trang web trường đại học, cung cấp thông tin về lịch học sự kiện của trường.

Trước khi xây dựng một website ta nên nắm rõ các tiêu chí cần thiết về cấu trúc, cách hoạt động, mục đích mà nó hướng tới. Nhờ vậy, mà chủ sở hữu website cũng như khách hàng sẽ có một trang web tốt nhất và đem lại giá trị.

Làm thế nào để tạo ra website?

Sau khi đã tìm hiểu và hiểu được cấu trúc một website cần có thì bạn có thể bắt đầu ngay tạo cho mình một website đầu tiên cho mình. Hoặc bạn có thể thuê các development hay một công ty thiết kế website chuyên nghiệp tuy nhiên việc này có tốn nhiều chi phí. Hay nền tảng WordPress sẽ giúp bạn tạo cho mình một website mà không tốn nhiều chi phí.

Trên đây là những gì DNCLOUD đã cung cấp đầy đủ thông tin về website là gì và các loại cấu trúc cơ bản của website cần có. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích về website.

Related Posts

Để lại bình luận

DNCLOUD cung cấp dịch vụ Hosting, Tên miền, VPS, Máy chủ vật lý, chứng chỉ SSL chất lượng #1 Việt Nam. 

Copyright @2023  All Right Reserved – Designed and Developed by DNCLOUD