Tăng tốc website WordPress là một những việc quan trọng khi tạo website. Không một khách hàng nào cảm thấy hứng thú khi sử dụng trang web quá chậm cho dù web của bạn đẹp đến đâu thì sau 3s khách hàng cũng thoát ra. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến tỉ lệ tăng thứ hạng của trang web của bạn. Vậy làm thế nào để tăng tốc độ WordPress hãy xem bài viết dưới đây:
Contents
- 1 Tại sao cần tăng tốc độ WordPress?
- 2 Các nguyên nhân chính khiến Website WordPress bị chậm
- 3 Top 15 cách tăng tốc website Wordpress hiệu quả
- 3.1 Nén ảnh
- 3.2 Giảm bớt số lượng Plugin
- 3.3 Bật bộ nhớ đệm là cách tăng tốc website wordpress
- 3.4 Tối ưu tệp JavaScript và CSS
- 3.5 Chọn nhà cung cấp Hosting – VPS tốt
- 3.6 Chọn Theme phù hợp
- 3.7 Sử dụng Google PageSpeed
- 3.8 Loại bỏ các quảng cáo( Popup)
- 3.9 Sử dụng Plugin WP Super Cache để tăng tốc
- 3.10 Sử dụng CDN cho trang web
- 3.11 Nâng cấp PHP
- 3.12 Giảm trang điều hướng (Redirection)
- 3.13
- 3.14 Bật nén Brotli của Google
- 3.15 Hạn chế tối đa thời gian phản hồi máy chủ
- 3.16 Tốc độ Internet
- 4 Lời Kết
Tại sao cần tăng tốc độ WordPress?
Tốc độ tải trang nó không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng mà còn là chỉ số để Google đánh giá khả năng trang web có thân thiện với người của website hay không.
Ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng
Người dùng cảm thấy rất là khó chịu và chán nản nếu bắt họ chờ quá lâu để tải xong một trang trình duyệt. Họ có thể sẽ thoát ra ngay lập tức và không bao giờ quay lại, điều đó sẽ khiến bạn mất đi doanh số, khách hàng tiềm năng chỉ vì web load quá chậm.
Trang web càng hoạt động nhanh thì người dùng cảm thấy hài lòng và có thể ở lại website bạn lâu hơn.
Tốc độ Website là một yếu tố xếp hạng của Google
Năm 2018 Google đã thông báo rằng một trong những yếu tố để đánh giá xếp hạng trên thiết bị di động là tốc độ website.
Google sử dụng robot để quét thu thập và lập chỉ mục cho các trang web trên Internet. Nếu website của bạn quá chậm, lâu sẽ dễ ảnh hưởng tiêu cực đến traffic của website.
Ảnh hưởng đến quá trình thu thập dữ liệu của Google
Thời gian tải web có thể ảnh hưởng đến người dùng có thể tìm thấy trên trang web của bạn hay không. Các trang load chậm có thể bạn sử dụng nhiều file hình ảnh dung lượng quá lớn, không ứng dụng công nghệ hiện đại để tối ưu website,… Điều này cũng là một lý do hạn chế Google phải phân bổ nhiều tài nguyên, tốn nhiều băng thông.
Google sẽ ưu tiên những trang web có tốc độ tải trang nhanh, và sẽ đẩy thứ hạng các trang kia lên nhanh hơn so với những web chưa tối ưu tốc độ.
Các nguyên nhân chính khiến Website WordPress bị chậm
- Vị trí đặt máy chủ quá xa
- PHP, HTML, CSS chưa được tối ưu
- Lượng truy cập quá cao
- Cài đặt nhiều Plugin cũ
- Theme cũ chưa được tối ưu
- Chọn gói Hosting không phù hợp với lượng truy cập trang web
- Không bật nén Brotli/ DDoS
- Thời gian phản hồi của máy chủ quá cao,…
Top 15 cách tăng tốc website Wordpress hiệu quả
Sau đây hãy cùng DNCLOUD tìm hiểu những cách để tăng tốc độ WordPress nhé!
Nén ảnh
Ảnh là một trong những file chiếm dung lượng nhiều nhất. Nếu bạn sử dụng những hình ảnh có kích thước và chất lượng cao, điều này sẽ giúp website của bạn bị nặng và khả năng sẽ bị giảm tốc độ load. Do đó, bạn nên nén ảnh trước khi upload lên trang website để giảm dung lượng và tăng tốc độ của WordPress.
Bạn có thể sử dụng những tool nén ảnh như iLoveIMG, Compress JPEG, Optimizilla…hoặc các plugin nén ảnh cho WordPress như Smush, EWWW Image Optimizer, ShortPixel… để nén ảnh một cách tự động và hiệu quả.
Để nén ảnh trong wordpress bạn làm như sau:
- Đăng nhập vào trang quản trị Wordpress
- Click chọn Plugin > Add New
- Gõ tên Plugin mà đang cần tìm
- Sau khi đã tìm thấy plugin mà bạn cần tìm, nhấn Install Now.
- Sau khi cài đặt thành công, bạn nhấn Activate.
Giảm bớt số lượng Plugin
Plugin là một trong những tính năng giúp mở rộng website. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng quá nhiều plugin hoặc không được cài đặt, chất lượng kém điều này sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến hiệu năng và tốc độ website. Với mỗi một plugin được kích hoạt sẽ tốn rất nhiều tài nguyên từ máy chủ của bạn, vậy nên nếu bạn mua gói Hosting có dung lượng thấp sẽ dẫn đến tình trạng load chậm.
Tốc độ trang web sẽ rất chậm nếu sử dụng nhiều plugin dư thừa. Bạn nên chỉ giữ lại những Plugin quan trọng và cần thiết để cải thiện tốc độ website.
Để xoá bỏ các plugin, bạn làm như sau:
- Đăng nhập vào quản trị của wordpress
- Vào phần Plugin, chọn Installed Plugins.
- Kiểm tra xem các plugin đã cài đặt, xác định những plugin cần hoặc không sử dụng.
- Chọn những plugin cần xoá, chọn Deactivate trong phần Bulk Actions.
- Sau khi đã xoá và những plugin đó vô hiệu hoá, chọn lại các plugin cần xóa và chọn Delete trong phần Bulk Actions.
- Nhấn Apply để xoá chúng
Bật bộ nhớ đệm là cách tăng tốc website wordpress
Bộ nhớ đệm hay còn được gọi là vùng nhớ tạm thời. Khi người dùng truy cập trên website, nội dung được lấy từ bộ nhớ đệm thay vì phải tải lại từ máy chủ. Điều này sẽ giúp giảm tải thời gian phản hồi máy chủ, số lượng yêu cầu HTTP và tăng tốc độ website.
Để tăng tốc độ trang web bạn có thể sử dụng các plugin cho WordPress như WP Rocket, W3 Total Cache, WP Super Cache… để thiết lập cho bộ nhớ đệm một cách hiệu quả và tốt nhất. Và bạn nên chọn cho mình những plugin nào phù hợp với trang web của bạn và tuân theo chính sách hướng dẫn plugin để cấu hình bộ nhớ đệm.
Tối ưu tệp JavaScript và CSS
Nếu trang web của bạn chứa quá nhiều tệp CSS, HTML và JavaScript, chúng sẽ dẫn đến một số lượng lớn yêu cầu khách hàng có ý muốn truy cập cụ thể. Các yêu cầu này thường hoạt động riêng lẻ nên sẽ làm chậm hoạt động website.
Để gỡ bỏ hoặc giảm thiểu tệp HTML,CSS hay JavaScript sẽ không bị ảnh hưởng đến chức năng như: xóa khoảng trắng, dấu phẩy, kí hiệu dư. Bạn có thể check lại xem những kí hiệu dư thừa và bỏ ngay để giúp bạn giảm mức độ băng thông và cũng nên tệp JavaScript của bản mobile để giảm mức tiêu thụ băng thông.
Gỡ bỏ những tệp HTML hoặc CSS không cần thiết, để giảm tải dung lượng trang web là cách tối ưu tốc độ nhanh nhất
Chọn nhà cung cấp Hosting – VPS tốt
Lựa chọn nhà cung cấp cũng là cách tốt nhất để web nhanh nhất. Hosting yếu, kém không phù hợp với sẽ dẫn đến tình trạng chậm máy chủ. Vì thế, bạn nên lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Hosting – VPS tốt, uy tín trên thị trường.
DNCLOUD sẽ giúp bạn lựa chọn Hosting – VPS phù hợp với bạn:
- Sharing Hosting: là một dịch vụ lưu trữ web mà trong đó nhiều website được lưu trữ trên cùng một máy chủ vật lý. Phù hợp với doanh nghiệp nhỏ, website có lương truy cập thấp – trung bình, tuy nhiên website có thể bị chậm lại nếu có một website khác có lượng truy cập cao hơn do phải chia sẻ tài nguyên cho nhiều website.
- Business Hosting: hay còn gọi là (hosting doanh nghiệp) là một loại dịch vụ lưu trữ web cao cấp, thường có hiệu suất và tính năng tốt hơn so với shared hosting. Phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, website có độ ổn định cao. Và đây cũng là Hosting được sử dụng nhiều bởi các doanh nghiệp vì tài nguyên và tính bảo mật cao, đảm bảo uptime tốt hơn, ít xảy ra tình trạng website bị gián đoạn.
- VPS (Virtual Private Server): là một loại dịch vụ lưu trữ web, trong đó máy chủ vật lý được chia thành nhiều máy chủ ảo độc lập. Với VPS, người dùng có thể cài đặt phần mềm, thiết lập bảo mật và tùy chỉnh cấu hình theo nhu cầu của họ. Nếu website của bạn đã phát triển vượt quá khả năng của shared hosting hoặc business hosting, hay bạn cần quyền kiểm soát cao hơn thì VPS là lựa chọn phù hợp.
Xem thêm: Top 5 nhà cung cấp VPS tốt nhất hiện nay
Chọn Theme phù hợp
Theme là phần không thể thiếu của website, nó hỗ trợ về SEO và có ảnh hưởng nhiều về tốc độ website. Do đó, việc lựa chọn một theme tốt cũng là yếu tố giúp cải thiện website một cách đáng kể. Nếu bạn chọn theme quá nặng, cầu kỳ và không thường xuyên update điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu năng và tốc độ website.
Vì thế, bạn nên chọn cho mình một bộ theme đơn giản, không quá phức tạp và luôn cập nhật thường xuyên để tăng tốc độ website wordpress. Bạn có thể sử dụng những bộ theme miễn phí hoặc có trả phí qua các trang uy tín như WordPress.org, ThemeForest, Elegant Themes…
Để cài đặt theme, bạn làm như sau đây:
- Đăng nhập vào quản trị wordpress
- Chọn Appearance > Themes.
- Sau đó Add New
- Trên thanh tìm kiếm, tìm theme theo tên hoặc danh mục
- Để xem trước theme, bạn nhấn Preview.
- Nếu bạn cảm thấy hài lòng, chọn Install và Activate.
Sử dụng Google PageSpeed
Google PageSpeed là công cụ được phát triển bởi Google. Nó đóng vai trò hỗ trợ bạn kiểm tra tốc độ và đánh giá tốc độ của trang web. Sau đó, đưa ra những giải pháp để khắc phục tình trạng.
Loại bỏ các quảng cáo( Popup)
Popup là những cửa sổ nhỏ xuất hiện trên website, thường dùng để thu nhập email, quảng cáo, thông báo,… Popup có thể hữu ích cho việc tăng traffic cho website và cho phép quảng cáo trên website hay blog có thể kiếm thêm thu nhập nhưng đồng nghĩa nó sẽ khiến website của bạn nặng hơn. Đặc biệt là các pop-up quảng cáo thì sẽ tiêu hao rất nhiều tài nguyên, dẫn đến tình trạng quá tải.
Vì thế, đừng nên lạm dụng các quảng cáo dạng pop-up để cải thiện tốc độ và trải nghiệm người dùng. Bạn có thể giảm thiểu popup bằng cách giảm kích thước và số lượng hiển thị hoặc thay sang các dạng banner, hiệu ứng nhẹ nhàng để website của bạn đỡ nặng hơn. Bạn cũng có thể sử dụng các plugin để quản lý các popup hiệu quả
Sử dụng Plugin WP Super Cache để tăng tốc
Đây là plugin miễn phí nhưng đem lại hiệu quả cao trong việc cải thiện tốc độ website. Việc cài Cache Plugin giúp yêu cầu khách hàng quay lại trang đầu mà không cần nhiều bước thực hiện trình duyệt thực hiện để tạo trang tự động. Ngoài ra còn có khả năng tạo bộ nhớ đệm cho trang web và có thể làm giảm quá trình tải server và tăng tốc độ. Bạn có tham khảo thêm plugin W3 – Total Cache
- Link tải WP Super Cache: https://wordpress.org/plugins/wp-super-cache/
- Linh tải W3 – Total Cache: https://wordpress.org/plugins/w3-total-cache/
Sử dụng CDN cho trang web
CDN hay còn gọi là Mạng lưới phân phối nội dung là hệ thống nhiều server phân tán nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Chúng có chức năng lưu bản sao của các nội dung tĩnh trong mỗi website. Tiếp đến, máy chủ thực hiện phân tán nội dung cho nhiều máy chủ khác.
Khi người dùng truy cập vào website, CDN sẽ tự động chọn máy chủ gần nhất với vị trí của họ để gửi dữ liệu. Điều này giúp rút ngắn khoảng cách vật lý giữa người dùng và máy chủ, tăng tốc độ tải trang.Nếu bạn muốn cải thiện tốc độ tải trang và bảo mật cho website, sử dụng CDN là một lựa chọn tốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các dịch vụ phổ biến, uy tín hiện nay như Cloudflare, Amazon CloudFront, Akamai, KeyCDN… để kết nối với website của mình. Hầu hết, những dịch vụ này đều miễn phí hoặc có bản trải nghiệm miễn phí cho người sử dụng.
Ví dụ điền hình cách sử dụng Cloudflare:
- Đăng ký tài khoản Cloudflare tại trang web https://www.cloudflare.com/
- Sau khi đã đăng ký, bạn nhập tên miền của bạn ở ô Enter your site.
- Sau đó nhấn Add Site.
- Màn hình sẽ hiển thị những gói cho bạn lựa chọn, bạn click vào gói Free và nhấn Confirm Plan.
- Chờ trong vài giây để Cloudflare quét bản ghi DNS của trang web của bạn và hiền thị kết quả.
- Kiểm tra xem các bản ghi, bạn có thể xoá hoặc thêm (nếu cần).
- Nhấn Continue.
- Để thay đổi nameserver từ trang web của bạn sang nameserver của Cloudflare cung cấp. Bạn làm bằng cách đăng nhập vào trang quản lý domain của bạn và thay đổi nameservers trong phần DNS Settings.
- Sau khi đã hoàn tất, nhấn Done, check nameservers.
- Chờ cho Cloudflare xác nhận việc thay đổi nameservers và kích hoạt CDN cho trang web của bạn. Điều này có thể mất vài phút hoặc thậm chí vài giờ.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Cloudflare để trỏ DNS toàn tập.
Nâng cấp PHP
PHP là ngôn ngữ lập trình được ứng dụng phổ biến trong việc triển khai website, trong đó có Wordpress. PHP có nhiều phiên bản khác nhau, và mỗi phiên bản sẽ có hiệu suất và bảo mật khác. Nếu bạn đang sử dụng phiên bản cũ sẽ dễ bị ảnh hưởng đến tốc độ và an toàn website. Do đó, bạn nên nâng cấp PHP lên phiên bản mới để tăng tốc độ Wordpress.
Để tăng tốc độ bạn hãy nâng cấp PHP 7.4 nếu website của bạn dùng PHP 5. Hiệu quả của PHP 7 cao gấp 2 lần so với PHP 5. Nó có thể xử lý 112% yêu cầu/giây, giúp tăng tốc WordPress lên 30-50%.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn nâng cấp PHP lên 7.4 cho WordPress
Giảm trang điều hướng (Redirection)
Redirect là quá trình chuyển hướng từ URL này sang URL khác, nó có thể hữu ích trong vấn đề như bạn thay đổi địa chỉ website, sửa lỗi 404, tối ưu SEO,… Tuy nhiên, khi chuyển hướng trang web sẽ tạo ra HTTP và làm thời gian tải trang tăng lên. Nó sẽ làm người dùng khó chịu và rời trang ngay. Vì thế bạn nên giữ chúng ở mức tối thiểu hoặc có thể loại bỏ nó.
Bạn xác định tất cả các chuyển hướng trên trang web xem chúng phục vụ với mục đích gì và có cần thiết hay không, nếu không bạn nên để lại những mục quan trong và xóa những cái không cần thiết đi.
Để giảm trang điều hướng bạn làm như sau:
- Đăng nhập vào trang quản trị Wordpress
- Click chọn Plugin > Add New
- Trên ô tìm kiếm gõ Redirection
- Khi đã thấy plugin, nhấn Install Now.
- Sau khi đã cài đặt thành công, nhấn Install Now.
- Chọn Tools > Redirection.
- Xem những danh sách hiện các Redirection, nếu bạn thấy cần xoá những trang điều hướng không cần thiết thì nhấn Delete.
- Hoặc thêm các Redirection mới thì nhấn Add New.
- Sau đó, nhập URL nguồn, URL đích, loại redirection và nhóm redirection.
- Để lưu lại chọn Add Redirect
Bật nén Brotli của Google
Nén Brotli là thuật toán mới được Google cho ra mắt và hỗ trợ bởi trình duyệt hiện đại. Nén Brotli sẽ tối ưu lên đến 26% các file HTML, CSS và JavaScript so với nén Gzip truyền thống. Điều này sẽ giúp giảm thời gian truyền tải dữ liệu và tăng tốc độ Wordpress.
Để giảm tài nguyên và tăng tốc cho website Worpress bạn cần kích hoạt bật nén Brotli trong server gốc. Bật Brotli là một cách hiệu quả và đơn giản để cải thiện tốc độ trang và trải nghiệm người dùng tổng thể. Bạn có thể sử dụng các plugin WP Rocket, W3 Total Cache…hoặc có thể chỉnh sửa file .htaccess hoặc nginx.conf của máy chủ. Trước khi sử dụng, bạn nên kiểm tra xem máy chủ của bạn có hỗ trợ bật nén Brotli hay không.
Hạn chế tối đa thời gian phản hồi máy chủ
Hạn chế tối đa thời gian phản hồi máy chủ (Time To First Byte – TTFB) là giảm thời gian mà máy chủ bắt đầu gửi yêu cầu trình duyệt đến server khi nó phản hồi lại. Nếu TTFB quá cao, sẽ dẫn đến làm chậm thời gian tải trang và ảnh hưởng không tốt đến trải nghiệm người dùng. Trang web được đánh giá tốt về SEO là có tốc độ nhanh dưới 200ms (mili giây).
Có nhiều yếu đố ảnh hưởng đến TTFB, nhưng bạn có thể cải thiện nó bằng cách sử dụng CDN, nâng cấp PHP, tận dụng bộ nhớ đệm, chọn gói Hosting phù hợp, giảm thiểu trang điều hướng,…
Tốc độ Internet
Trang web bạn có thể bị chậm là do tốc độ truyền Internet. Internet càng chậm thì website phải mất nhiều thời gian cho việc tải hết dữ liệu.
Lời Kết
Trên đây là 15 cách tối ưu tốc độ website Wordpress mà DNCLOUD đã giới thiệu trong bài viết này, hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho website của bạn được cải thiện và tăng trải nghiệm người dùng. Chúc bạn thành công!